Tin tức

Hội thảo “Xác lập ưu tiên phát triển và hợp lý hóa định mức phân bổ ngân sách” (10/11)

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Cao nhấn mạnh: Định mức phân bổ NS năm 2011 được sử dụng để phân chia dự toán chi NS địa phương giữa NS tỉnh với NS huyện, thị xã Hương Thủy, TP Huế và NS các xã, phường, thị trấn; là cơ sở để lập dự toán chi quản lý hành chính cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp tỉnh. Định mức phân bổ NS này không sử dụng trong việc xây dựng dự toán chi sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình... Đối với những đơn vị này, căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán thu, chi năm hiện hành, các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp theo kế hoạch, các chế độ chính sách mới và khả năng bố trí NS hàng năm để xây dựng dự toán chi cho phù hợp.

1,4 tỷ USD tiết kiệm từ cải cách hành chính: Khó và dễ (10/11)

Buổi tọa đàm “Cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam, định hướng cải cách môi trường kinh doanh 2011”, do Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 8/11 là dịp làm rõ hơn mức độ thực sự những cải cách Việt Nam đã đạt được.Và chính con số 1,4 tỷ USD là dẫn chứng để ông Ngô Hải Phan, Tổ phó Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng Chính phủ về Đề án 30, “đòi hỏi” thêm 10 vị trí nữa cho Việt Nam trong xếp hạng mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh 2011, vừa được IFC và WB công bố.“Nếu tính đúng, tính đủ thì Việt Nam còn cải thiện được 10 bậc nữa chứ không phải chỉ là thứ hạng 78”, ông Phan phát biểu hôm 4/11, trước báo giới trong lễ công bố bảng xếp hạng kể trên.Không biết hệ thống thủ tục hành chính đã từng “lạc hậu” đến đâu, nhưng câu chuyện cải cách được đẩy mạnh trong mấy năm gần đây đã cho thấy, việc tiết kiệm tiền trăm, tiền nghìn tỷ đồng là quá đỗi bình thường.

 

Nhiều doanh nghiệp FDI chuyển sang nhập khẩu (09/11)

Theo ông Chinh, đây là điều đáng báo động vì từ đầu năm đến nay các doanh nghiệp FDI đã tăng nhập khẩu đến 40%, trong khi doanh nghiệp trong nước chỉ tăng khoảng 20%. Cho rằng điều này có thể ảnh hưởng đến nhập siêu và lạm phát, ông Chinh đề nghị phải rà soát lại quy định cấp phép kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI theo hướng siết chặt việc nhập khẩu, bán lại của các doanh nghiệp sản xuất.

Khẳng định vai trò doanh nghiệp trong phát triển bền vững (09/11)

 Phó Thủ tướng cũng thông báo với ngài Marcel Engel hiện Việt Nam đã thành lập Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững. Caơ quan này đã góp phần hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp triển khai các giải pháp phát triển bền vững, nghiên cứu các tiêu chuẩn và thông lệ của quốc gia cũng như quốc tế, xây dựng các công cụ hỗ trợ quản lý phục vụ doanh nghiệp phát triển bền vững. Phó Thủ tướng cũng thông báo với ngài Marcel Engel việc Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị phát triển bền vững toàn quốc vào ngày 19/12/2010, nhằm tìm ra những phương án, kế hoạch mới để đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với  phát triển bền vững. Ngài Engel hoan nghênh về sự kiện thành lập Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đồng thời cho rằng việc ký kết thỏa thuận Hợp tác giữa Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam với Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới vì sự Phát triển bền vững sẽ giúp tăng cường vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam.

 

Thông qua Nghị quyết phát triển KT-XH 2011: GDP tăng 7-7,5% (09/11)

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm nhưng kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm và có mức tăng trưởng khá; thu ngân sách tăng cao; kinh tế vĩ mô có bước cải thiện; an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được bảo đảm tốt hơn. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp phát triển khá. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững; hoạt động đối ngoại được tăng cường, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Có được kết quả đó là do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt, năng động, sáng tạo của Chính phủ và chính quyền các cấp; sự ủng hộ, hỗ trợ của Quốc hội và các cơ quan dân cử; sự đề cao trách nhiệm của các cơ quan tư pháp; sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp.

Nỗ lực kiềm chế lạm phát, ổn định đời sống (09/11)

Đầu tháng 11, tại cuộc họp bàn biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm của UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan triển khai nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2010; thống nhất phương án dự trữ bình ổn thị trường đối với 4 mặt hàng thiết yếu: gạo, đường, dầu ăn; thực phẩm tươi sống trong 5 tháng (từ tháng 11/2010-4/2011; đồng thời thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết; phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các hiện tượng đầu cơ, nâng giá, bất hợp pháp gây biến động thị trường...  Cùng với các biện pháp bình ổn giá của nhà nước, nhiệm vụ của các đơn vị, địa phương lúc này là nỗ lực khắc phục khó khăn, diễn biến phức tạp của thời tiết để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất thắng lợi vụ đông xuân 2010-2011, góp phần kiềm chế tốc độ tăng giá, bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế- xã hội năm 2010.

 

Dấu ấn nổi bật của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2010 (08/11)

Ông Phạm Quang Vinh, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam khẳng định như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí. Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các Hội nghị Cấp cao liên quan là đợt hoạt động đỉnh cao, cả về cường độ hoạt  động và các quyết sách quan trọng được thông qua với 14 hội nghị cấp cao của ASEAN và các bên liên quan, các hội nghị bên lề. Riêng Việt Nam có hơn 20 cuộc tiếp xúc và 5 chuyến thăm song phương. Đây là sự kết nối và là đỉnh cao của tất cả những gì Việt Nam đã phấn đấu thực hiện suốt từ đầu năm đến nay với tư cách Chủ tịch ASEAN. Kết quả của các Hội nghị cấp cao 17 và các Cấp cao liên quan đã được tổng kết rõ trong buổi họp báo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ngay sau bế mạc Hội nghị chiều 30/10.

Chính phủ họp thường kỳ tháng 10/2010: Quyết liệt kiểm soát, bình ổn giá (08/11)

  Đánh giá chung, các thành viên Chính phủ cho rằng, kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm phát triển theo chiều hướng tích cực. Nền kinh tế phục hồi khá nhanh trong điều kiện kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, trong nước gặp nhiều khó khăn do thiên tai, lũ lụt. Sản xuất công nghiệp 10 tháng qua tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn so với kế hoạch năm (12%). Xuất khẩu xấp xỉ 57,8 tỷ USD, tăng 23,3% cùng kỳ năm 2009, gấp 4 lần so với chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội thông qua. Tỷ lệ nhập siêu giảm (bằng 16,45% tổng kim ngạch xuất khẩu) và đây là tỷ lệ nhập siêu thấp nhất trong nhiều năm qua. Ngành dịch vụ - du lịch phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2009. Trong tháng 10, mưa lũ lớn liên tiếp xảy ra ở các tỉnh miền Trung gây thiệt hại nặng, nhưng với sự cố gắng của nhân dân và các địa phương trong cả nước nên sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt vẫn duy trì ổn định.

 

VNPT vay vốn 1.000 tỷ đồng cho vệ tinh Vinasat 2 (08/11)

Vệ tinh Vinasat 2 có 24 bộ phát - đáp băng tần KU (băng thông 36Mhz) với vùng phủ sóng toàn bộ khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Dự kiến có tuổi thọ vệ tinh là 15 năm. VNPT cho hay sau khoảng 2 năm, vệ tinh Vinasat 1 được phóng lên quỹ đạo, khoảng 80% dung lượng đã được sử dụng và chưa thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đây chính là lý do khiến VNPT phóng tiếp vệ tinh thứ 2 để tăng dung lượng dự phòng cho hệ thống. Dự kiến sau khi phóng vào quỹ đạo tháng 4/2012, Vinasat 2 sẽ được đưa vào khai thác ngay quý II/2012. Theo VNPT, thành công của vệ tinh Vinasat 1 và 2 sẽ là cơ sở để Tập đoàn tính đến việc phóng tiếp vệ tinh thứ 3 vào quỹ đạo. Thời điểm sản xuất các thế hệ vệ tinh tiếp theo phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của thị trường, mạng lưới viễn thông, yêu cầu độ an toàn, các điều kiện của hồ sơ đăng ký quốc tế về tần số, vị trí quỹ đạo vệ tinh...

Nhiễu tín hiệu với ‘đồng thuận’ lãi suất (08/11)

 

Giải thích về việc bật đèn xanh cho đồng thuận lãi suất huy động giữa các ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Ngọc Bảo - Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Đó là quyết định của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng và cơ quan quản lý không can thiệp”. Tuy nhiên, lãnh đạo một ngân hàng nhỏ nói với VnExpress.net: “Nếu ‘đồng thuận’ chỉ do Hiệp hội Ngân hàng kêu gọi, chắc chắn chúng tôi chẳng thể tuân theo. Nếu huy động cùng là 12% thì làm sao mà ngân hàng nhỏ đọ được với ngân hàng lớn. Tuy nhiên, do sự ‘đồng thuận’ này về mặt thực chất là có Ngân hàng Nhà nước bật đèn xanh nên đành phải chấp thuận”. Ông này còn tiết lộ thêm, hiện giờ nếu vay trên thị trường liên ngân hàng thì mức lãi suất cũng đã trên 12%, nên huy động 12% là mức thấp nhất cho kỳ hạn từ 1 tháng. Với các khoản tiền lớn, hầu hết các doanh nghiệp đều chào ngân hàng để gửi tiền với mức từ 13% trở lên.

Việt Nam trong 10 nền kinh tế cải thiện tốt nhất thế giới (05/11)

WB nhận định đây là lần đầu tiên kể từ 8 năm qua, các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương có tên trong số những nền kinh tế cải cách tích cực nhất, với 18/24 cải cách về quy định và thể chế kinh doanh, cao hơn tất cả các khu vực khác. Những nền kinh tế mới nổi như Indonesia, Malaysia và Việt Nam đã đi đầu trong việc đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp phép, đăng ký tài sản và cung cấp thông tin tín dụng. Cụ thể, Việt Nam áp dụng cơ chế một cửa, đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh. Việc cấp phép xây dựng cũng thuận lợi hơn, còn về thông tin tín dụng, người đi vay đã có thể kiểm tra và sửa chữa báo cáo tín dụng về họ nếu có thông tin sai lệch. Cá nhân Giám đốc khu vực IFC nhận xét nguyên nhân giúp Việt Nam tăng hạng là nhờ các nỗ lực cải cách thể chế và hành chính công của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông này, điều quan trọng là Việt Nam cần phải tiếp tục triển khai, cũng như duy trì động lực cải cách.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chủ trì họp bàn biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2010 (05/11)

Theo báo cáo từ Sở Công Thương, thực hiện yêu cầu của UBND tỉnh về khảo sát quy mô thị trường, dự báo về biến động giá cả, hàng hóa, tham mưu giải pháp bình ổn giá, thị trường trong những tháng cuối năm 2010; Sở Công Thương đã tiến hành điều tra mức nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân, khả năng sản xuất, cung ứng của các doanh nghiệp đối với các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh để tính toán tổng cung và tổng cầu các mặt hàng phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của nhà nước về bình ổn thị trường, giá cả. Theo đánh giá, năng lực nguồn cung ứng các mặt hàng thiết yếu: gạo, phân bón, thực phẩm tươi sống, xi măng, sắt thép...hiện nay tương đối đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc dự trữ, cung ứng các mặt hàng thiết yếu khi có những biến động như thiên tai bão lụt, dịch bệnh xảy ra, do đó cần có kế hoạch, phương án, giải pháp dự trữ hàng hóa cấp bách, lâu dài để đáp ứng yêu cầu chung trên địa bàn tỉnh.

 

Chính phủ báo cáo Quốc hội: 16 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư ra nước ngoài gần 4 tỷ USD (05/11)

Bản báo cáo đã đánh giá khá cụ thể tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (không bao gồm Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam - Vinashin) trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010. Theo đó, tính đến ngày 30-6-2010, vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là 572.582 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 3,8% so với thực hiện năm 2009. Doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty đến hết tháng 6-2010 đạt 732.761 tỷ đồng, bằng 58,6% kế hoạch năm 2010. Cùng kỳ, lợi nhuận đạt 43.865 tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm. Tính đến ngày 30-6-2010, có 16 tập đoàn, tổng công ty đầu tư ra nước ngoài với tổng giá trị gần 4 tỷ USD.

 

Việt Nam tăng 10 bậc về môi trường kinh doanh thuận lợi (05/11)

  Là nước có thu nhập trung bình thấp trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, song, với vị trí xếp hạng trên, Việt Nam được đánh giá có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn Trung Quốc khi nước láng giềng này đứng ngay sau Việt Nam, xếp thứ 79 (tụt 1 bậc so với thứ hạng 78 của năm 2010). Theo bản cập nhật này, WB đánh giá sự thuận lợi trong môi trường kinh doanh của các quốc gia tập trung ở 9 lĩnh vực liên quan đến vòng đời hoạt động của một doanh nghiệp, như đăng ký tài sản, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế, thương mại quốc tế, thực thi hợp đồng, giải thể doanh nghiệp…Các chuyên gia của WB đánh giá, Việt Nam là 1 trong 10 nền kinh tế có nhiều cải thiện nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh 2011. Ba lĩnh vực có sự tiến bộ nổi bật nhất là thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng và vay vốn tín dụng.

 

 

Chính phủ đồng ý bơm mạnh ngoại tệ để cứu tỷ giá (04/11)

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố thông tin này sáng nay. Theo đó, Chính phủ kiên định với chủ trương không tăng tỷ giá, không kết hối ngoại tệ, nghiêm cấm tăng lãi suất huy động và cho vay ngoại tệ. Tuy nhiên, Chính phủ đồng ý để Ngân hàng Nhà nước mạnh tay hơn trong việc bơm ngoại tệ phục vụ các nhu cầu nhập khẩu thiết yếu, thay vì chỉ bơm nhỏ giọt như thời gian qua. Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính, dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện giảm so với mức đỉnh cao trên 20 tỷ USD trước đây, song vẫn đủ sức để can thiệp bình ổn thị trường. Tuy chưa cho biết cụ thể lượng ngoại tệ sẽ được Ngân hàng Nhà nước bơm ra nhưng theo ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính, lượng tiền này sẽ chủ yếu phục vụ các nhu cầu vốn phục vụ hoạt động kinh tế cần thiết (xăng dầu, phân bón, thiết bị kỹ thuật…). “Khi có những nhu cầu vốn loại này, Ngân hàng cần đáp ứng ngay chứ không phải đợi xem xét, gây khó khăn cho doanh nghiệp”, ông Thúy khẳng định.

Hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư tuyển sinh lớp "Quản trị Doanh nghiệp hiện đại" (04/11)

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về việc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong Quý 4/2010, Hội doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư và Trung tâm Đào tạo Tuổi Trẻ Việt, Chi nhánh Huế tổ chức 3 khoá đào tạo về “Kỹ năng quản trị doanh nghiệp hiện đại” . Khóa học được sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Hội Doanh Nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị 9 vấn đề trong buổi làm việc với đoàn Khảo sát Văn phòng Chính phủ (04/11)

Ngày 04/11/2010 Tại văn phòng UBND tỉnh Hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc với Đoàn khảo sát cua Văn phòng Chính phủ liên quan đến tình hình triển khai thực hiện các quy định pháp luật tại địa phương liên quan đến môi trường đầu tư. kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.. Cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh luôn được tiếp nhận thông tin phổ biến từ UBND tỉnh và các ngành Sở, ngành liên quan như: Ngân hàng, Thuế, Hải quan, Tài chính, Tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ, Công thương, Lao động...Hầu hết các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, SXKD của doanh nghiệp đều được tỉnh và các ngành triển khai với doanh nghiệp, thông qua:

Nhiều doanh nghiệp xây dựng nước ngoài quan tâm đến Việt Nam (03/11)

Việt Nam đang và sắp triển khai hàng loạt dự án hạ tầng quy mô lớn như hệ thống metro của Hà Nội và TPHCM, nhà ga mới cho sân bay Nội Bài, đường cao tốc Nội Bài - Nhật Tân, cao tốc TPHCM - Trung Lương, Đà Nẵng - Quảng Ngãi… Ông Ronald Unterburger gọi đó là “sự bùng nổ tăng trưởng cơ sở hạ tầng” và điều này thúc đẩy ngành xây dựng phát triển.
Ông Đặng Kim Giao, Giám đốc Trung tâm Thông tin – Bộ Xây dựng cho biết: “Thống kê sơ bộ cho thấy giá trị tổng sản lượng xây dựng của cả nước 9 tháng đầu năm 2010 bằng 121% so với cả năm 2009”. Ông Ronald Unterburger cho rằng: “Sự gia tăng này là kết quả tất yếu từ những ưu tiên đầu tư của Chính phủ trong việc nâng cấp hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển…

Nền kinh Tế Thừa Thiên Huế – Bừng lên nhiều “điểm sáng” (03/11)

Điểm sáng quan trọng trong 9 tháng đầu năm là hoạt động du lịch có sự tăng trưởng khá. Tổng lượt khách du lịch đến Huế ước đạt 1.144,4 nghìn lượt, tăng 11,6% so cùng kỳ; doanh thu du lịch ước đạt 638,5 tỷ đồng, tăng 19,4%. Hoạt động thương mại sôi động, sức mua của thị trường tăng khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 11.042,5 tỷ đồng, tăng 34,5%. Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao; giá trị sản xuất ước đạt 5140,56 tỷ đồng, tăng 25,1% so cùng kỳ; các sản phẩm chủ lực tăng khá, như xi măng (17,6%), bia Huda (19,5%) men Frit (43,4%), quần áo lót (2,6 lần), tinh bột sắn (23,3%), điện sản xuất (tăng 25,7%), sợi các loại (7,1%),… Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao; tổng trị giá xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 176,46 triệu USD, tăng 79,2% so cùng kỳ. Một số mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao

Nhiều mặt hàng nhập khẩu tăng giá (03/11)

Trong đó có những mặt hàng giá nhập tăng cả trăm USD/tấn. Do giá cả biến động nhiều nên các nhà nhập khẩu buộc phải giảm bớt lượng hàng nhập để tránh rủi ro. Theo Tổng cục Hải quan, tính đến giữa tháng 10 năm nay, giá các loại phân bón nhập khẩu tiếp tục tăng. Cụ thể, giá phân urê nhập về trong hai tuần đầu tháng 10 khoảng 313 USD/tấn. Trong khi đầu tháng 9, giá nhập chỉ khoảng 269 USD/tấn. Lượng nhập phân urê trong nửa đầu tháng 10 vì thế giảm 15.000 tấn so với nửa đầu tháng 9.