Tin tức

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện thăm hỏi gia đình có 3 người thiệt mạng trong lũ lụt (20/11)

Sáng 19/11, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã đi thăm gia đình có 3 người vừa bị thiệt mạng trong lũ lụt (hai vợ chồng và người con gái 22 tuổi) tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện ân cần thăm hỏi, tặng quà, chia sẻ những khó khăn, mất mát to lớn của gia đình và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện mong muốn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hảo tâm và chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện cứu trợ, động viên kịp thời các gia đình bị nạn để giúp họ vượt qua đau thương, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Đại diện gia đình đã xúc động bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh; đồng thời hứa, sẽ cố gắng khắc phục, vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

 

Hỗ trợ Thừa Thiên-Huế 1.000 tấn gạo, 30 tỷ đồng (19/11)

Sau nghe lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế báo cáo thiệt hại về đợt mưa lũ vừa qua và các biện pháp khắc phục, Phó Thủ tướng đồng ý hỗ trợ 1.000 tấn gạo, 30 tỷ đồng, giống các loại rau, áo phao, hỗ trợ khắc phục thiệt hại về cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu tái định cư để phòng chống lũ quét và sạt lở… như đề xuất của tỉnh. Phó Thủ tướng biểu dương các cấp, các ngành trong tỉnh đã bình tĩnh, nỗ lực trong việc triển khai các biện pháp phòng chống mưa lũ. Phó Thủ tướng nhấn mạnh tỉnh không được chủ quan, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống mưa lũ và khắc phục hậu quả; tăng cường tuyên truyền cho nhân dân trong mùa mưa lụt; triển khai ngay những biện pháp hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại về người và của. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình bị nạn trong đợt mưa lũ vừa qua; đồng thời lưu ý địa phương cần quan tâm thăm hỏi, giúp nhân dân nhanh chóng khắc phục hậu quả của mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Lưu dự Lễ phát động và giao lưu khởi nghiệp 2010 (19/11)

Tối ngày 17/11/2010, tại Nhà văn hóa thành phố Huế, Báo Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp với Đại học Huế, Hội Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế tổ chức Chương trình "Lễ phát động và giao lưu khởi nghiệp 2010". Đồng chí Lê Trường Lưu, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến dự. Tại chương trình này, sau phần phát động, hơn 1000 thanh niên và sinh viên đã có dịp giao lưu cùng các doanh nhân nổi tiếng của Thừa Thiên Huế nhằm học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng lập nghiệp như lãnh đạo Công ty TNHH Bia Huế, lãnh đạo Công ty CP Huetronics, lãnh đạo Công ty Quảng cáo Hoàng Tân Hương, lãnh đạo Công ty CP Du lịch DMZ. Chương trình khởi nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khởi xướng bắt đầu khởi động từ năm 2003. Qua 7 năm hoạt động, Chương trình đã thu hút được hàng vạn bạn trẻ với gần 1.500 dự án và ý tưởng kinh doanh tham gia.

 

 

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra công tác phòng chống, khắc phục hậu quả lũ lụt tại Thừa Thiên Huế (19/11)

Báo cáo với Phó Thủ tướng, ông Đinh Hữu Tấn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền cho biết, thời gian qua, trong quá trình vận hành hồ chứa thủy điện Bình Điền, Công ty đã tuân thủ Quy trình vận hành đã được phê duyệt đồng thời thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa và an toàn đời sống, sản xuất của nhân dân ở hạ du. Trong những ngày mưa lớn, Công ty đã tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến khí tượng thủy văn; kiểm tra tình trạng công trình, thiết bị; chủ động các phương án thông tin liên lạc, theo dõi, thông tin các yếu tố thủy văn về hồ bằng phần mền vi tính nối mạng với Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh... việc xả lũ của hồ chứa nước thủy điện đảm bảo nguyên tắc bằng hoặc nhỏ hơn lưu lượng nước đổ về các hồ chứa để làm chậm lũ, cắt lũ cho vùng hạ du.

11 doanh nghiệp được tuyên dương về bảo vệ môi trường (19/11)

Đó là Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty TNHH Ôtô Toyota Việt Nam, Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco, Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế (Huewaco), Công ty Cổ phần Gạch ngói Quỳnh Lâm, Công ty Dịch vụ Khai thác Dầu khí, Công ty Xăng dầu khu vực 2 (Tp.HCM), Tổng công ty May 10 và Công ty Cổ phần Long Hậu. Trong khi đó, hai vị lãnh đạo của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường là Thiếu tướng, Cục trưởng Nguyễn Xuân Lý và Đại tá, Phó cục trưởng Lương Minh Thảo cũng có tên trong danh sách tuyên dương lần này. Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, với vị trí là những chỉ huy cao nhất của lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, các ông Nguyễn Xuân Lý và Lương Minh Thảo đã “chủ động đưa ra các quyết định táo bạo, mạnh mẽ để chỉ đạo toàn lực lượng, tổ chức công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật về môi trường”.

 

Thừa Thiên Huế có 3 công trình nhận giải thưởng Cúp Vàng chất lượng xây dựng Việt Nam (19/11)

Công trình được xét trao giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam năm 2010 là các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật có quy mô từ cấp III trở lên; được nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 1/2000 đến 15/7/2010; đạt chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chí: Công trình được nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng đạt chất lượng cao, đảm bảo tiến độ thi công, đáp ứng các yêu cầu của thiết kế về an toàn, công năng sử dụng và kiến trúc; Trong quá trình thi công xây dựng không xảy ra các sự cố về chất lượng và an toàn lao động gây thiệt hại lớn về người và vật chất; Trong quá trình sử dụng không bộc lộ các khiếm khuyết ảnh hưởng tới chất lượng công trình, công năng sử dụng và vận hành công trình; Các chủ thể chính tham gia xây dựng công trình bao gồm chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế chính, nhà thầu thi công chính, nhà thầu tư vấn giám sát hoặc quản lý dự án không có các vi phạm lớn trong hoạt động đầu tư xây dựng.

CPI tháng 11 được dự báo tăng 0,8% (19/11)

Theo cơ quan này, kể từ đầu tháng 10, cùng với diễn biến giá USD lên cao, sức ép tăng giá đối với các mặt hàng có quan hệ thương mại quốc tế lớn cũng chịu tác động không nhỏ. Đồng thời, có những phân tích và dự báo về xu hướng giá của nhiều mặt hàng trọng yếu trên thị trường thế giới đưa đến khả năng giá dầu thô, gạo, sắt thép… tiếp tục tăng trong cuối năm 2010 và năm 2011. Vẫn chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của các diễn biến bất thường, từ giá vàng, tỷ giá USD và thiên tai lũ lụt tại miền Trung, nhưng giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường, sau khi tăng lên dưới tác động của các nguyên nhân này, đã không thấy xuất hiện khả năng quay về mức giá cũ, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia nhận định. Tuy nhiên, một diễn biến đáng chú ý tại Thủ đô có thể ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng này, đó là trong giai đoạn lấy giá cuối cùng của Tổng cục Thống kê để phục vụ tính toán CPI tháng 11, đã xuất hiện nhiều chương trình khuyến mại quy mô lớn, được tổ chức trên diện rộng vào các ngày 13-14/11.

Dệt may đặt mục tiêu 20 tỷ USD trong 5 năm tới (19/11)

Mặc dù chịu tác động nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam năm 2009 vẫn đạt 9,065 tỷ USD và cả năm 2010 có thể đạt con số 11 tỷ USD. Tuy nhiên, so với Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ III, giai đoạn 2005-2010 đề ra thì kế hoạch xuất khẩu của ngành dệt may đã bị chậm lại một năm, tức là kim ngạch xuất khẩu năm 2009 phải đạt 10,5 tỷ USD và 11,5 tỷ USD trong 2010. Theo ông Ân, việc tái cơ cấu đẳng cấp về sản phẩm của ngành may xuất khẩu sẽ đi vào hướng chất lượng cao, chứ không làm những sản phẩm cấp thấp. Còn tại thị trường nội địa, mỗi một đơn vị sản xuất sẽ tiếp tục phong cách và tính chuyên biệt của các sản phẩm, từ đó có thể chiếm lĩnh những mảng thị phần là thế mạnh. Trong đó việc tăng năng lực cạnh tranh và lập sơ đồ phát triển ngành may tại các địa phương được đặc biệt chú trọng. Để làm tốt điều này, Tập đoàn Dệt may cũng chú trong đào tạo nguồn nhân lực cấp trung và cấp cao về công nghệ quản lý sản xuất, thiết kế thời trang và về tiếp thị thời trang.

 

Huế: Trận lụt khác thường nhất kể từ sau “đại hồng thủy” 1999 (18/11)

Chưa bao giờ Huế có một trận lụt lạ kỳ đến vậy với tốc độ nước lên chóng mặt. Với lượng mưa ở thượng nguồn lớn, triều cường dâng cộng với hồ chứa nước, thủy điện vượt ngưỡng tràn và xả nước, hàng chục ngàn hộ dân đã ngập trong biển nước. Sáng ngày 17/11, chúng tôi  đi xe máy về lại vùng ngập nặng ở huyện Hương Trà. Lũ vẫn chưa rút, hai bên đường là nhiều ngôi nhà còn chìm trong nước. Đoạn từ đập Thảo Long đến xã Hương Phong, con đường vẫn còn đầy dấu rác thải và xác cây đọng lại từ con nước đã tràn qua đây tối 15/11. Phía dưới đường hơn 2m là nhiều làng xóm ở thôn Thuận Hòa vẫn còn chia cắt với bên ngoài do nước ngập sâu, ghe thuyền cũng không có. Người dân muốn vào thôn chỉ còn cách là liều lội qua nước vẫn đang còn chảy xiết, vào không được thì đành ra trú ẩn ở nhà người thân.

Giao ban trực tuyến "ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ" (18/11)

Trước tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp ở khu vực Nam Trung Bộ, sáng ngày 17/11, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã triệu tập khẩn Ban chỉ đạo PCLBTW giao ban trực tuyến với các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị đến Bình Định để chỉ đạo giải pháp ứng phó kịp thời. Tại cầu trực tuyến tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng chí Lê Trường lưu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tham dự giao ban trực tuyến. Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo PCBLTW cho biết, do ảnh hưởng không khí lãnh tăng cường, kết hợp hoàn lưu áp thấp nhiết đới và nhiễu động gió trên cao, từ ngày 14//11 đến nay tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định đã có mưa to đến rất to, phổ biến 300mm. Một số nơi lượng mưa đạt trên 500 mm đến 800mm như Tà Lương, Thượng Nhật (Huế), Trà My (Quảng Nam), Minh Long, Sơn Giang, Trà Bồng (Quảng Ngãi).

 


Chương trình bình ổn giá (18/11)

Những tháng giáp Tết là thời điểm khá nhạy cảm về giá cả hàng hóa trên thị trường. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, chương trình bình ổn giá được xây dựng khá sớm và cụ thể. Nhờ vậy không chỉ bình ổn được thị trường giá cả trong thành phố mà còn lan ra các tỉnh, thành khác. Các siêu thị lớn của TP Hồ Chí Minh đã có chi nhánh ở Thừa Thiên Huế. HTX Thương mại - dịch vụ Thuận Thành cũng đã tự thân lớn mạnh trên thương trường. Siêu thị và trung tâm thương mại bung ra, các chợ đầu mối và mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đã có cơ hội cùng kinh doanh, phân phối hàng hóa lành mạnh hơn, hàng hóa đa dạng, mẫu mã đẹp, quan hệ mua bán văn minh hơn… Đó là những nét mới trong kinh doanh trên thương trường.
 
Thế nhưng, đứng trước sự biến động về giá cả không chỉ trong nước mà sự tác động của khủng khoảng kinh tế thế giới, khu vực… thị trường hàng hóa giá cả biến động khó lường. Việc bình ổn giá cả nếu không được chủ động thực thi theo một lộ trình dài thì việc triển khai trong thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, phải sẵn sàng cho một chương trình bình ổn giá. Chương trình bình ổn giá đặt ra cho chúng ta những vấn đề cốt yếu đáng quan tâm. Trước hết là kế hoạch bình ổn giá của chính quyền địa phương. Kế hoạch của chính quyền là hỗ trợ về vay vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp trên cơ sở cam kết cụ thể về nhóm hàng và kênh phân phối, kế hoạch hoàn trả vốn. Ngành công thương sớm xây dựng chương trình, chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức cho các doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên Đán.

Lĩnh vực ngoại giao sôi động và hiệu quả thiết thực (18/11)

Bằng cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chủ Tịch là người đã đặt nền móng đầu tiên cho lĩnh vực hoạt động đối ngoại nhân dân. Từ khi đang bôn ba hải ngoại để tìm đường cứu nước, bằng thiên tài thuyết phục vận động Bác Hồ đã tập hợp được một lực lượng rộng lớn của những người đấu tranh cho dân chủ và tiến bộ ở các nước, quan tâm và ủng hộ cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám thành công, khi mà quan hệ ngoại giao Nhà nước đang còn hạn chế, bằng phương thức hoạt động đối ngoại linh hoạt, sắc sảo hướng vào lực lượng đông đảo của nhân dân các nước, Bác Hồ và Đảng ta đã tạo được một mặt trận rộng lớn của lực lượng yêu chuộng hoà bình và tiến bộ thế giới đoàn kết ủng hộ mạnh mẽ cuộc kháng chiến chống đế quốc của nhân dân Việt Nam. Ngày 17/11/1950 tại chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch đã gửi thư chào mừng đến Đại hội thành lập Uỷ ban Bảo vệ Hoà bình Thế giới (UBBVHBTG) của Việt Nam. UBBVHBTG Việt Nam được Đảng và Bác Hồ thành lập là tổ chức đối ngoại nhân dân đa phương đầu tiên của Việt Nam.

 

Khắc phục hậu quả mưa lũ (18/11)

Tính đến ngày 17/11, trên địa bàn tỉnh có thêm 1 người chết, nâng số người chết lên 4 người; 1 người mất tích và 1 người bị thương nặng.  Lúc 10 giờ, ngày 17/11, tại thôn Quy Lai, xã Phú Thanh (Phú Vang), thôn Thuận Hoà B, xã Hương Phong (Hương Trà) vẫn còn ngập trong nước lũ. Đây là các địa phương nằm cuối hạ lưu sông Hương, gần cửa biển Thuận An nên chịu sức ép lớn trong mùa lũ lụt và triều cường. Đời sống người dân nơi đây vốn nhiều khó khăn, thêm những cơn lũ vừa qua khiến nhiều hộ dân càng lâm vào cảnh khốn khó. Phần lớn hộ dân ở các xã Phú Thanh, Hương Phong chủ yếu là trồng lúa và rau màu. Những cơn lũ vừa qua đã càn quét sạch diện tích rau màu cuả bà con. Nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi nội đồng bị sạt lở nghiêm trọng và thiệt hai nặng.

Miền Trung có thể phải chịu 1-2 đợt mưa lũ lớn nữa (17/11)

Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ tại miền Trung, hôm nay 17.11 Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư đã họp trực tuyến với các địa phương, triển khai các biện pháp đối phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư cho biết, tính đến sáng nay 17.11 đã có 11 người chết và 2 người khác bị thương vì mưa lũ. Trong số những người bị chết, Thừa Thiên - Huế có 4, Quảng Nam 2 người, Quảng Ngãi 3 người, Bình Định và Quảng Trị mỗi tỉnh có 1 người

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Lưu tiếp và làm việc với Đoàn Cục trưởng Cục Doanh nghiệp quốc tế Singapore (17/11)

Tại buổi tiếp và làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Lưu giới thiệu khái quát về tiềm năng thế mạnh của Tỉnh: với diện tích hơn 5.000 km2, dân số 1,1 triệu người, Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, nền văn hóa đặc sắc; có Cố đô Huế là Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam; là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung. Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An; có sân bay quốc tế Phú Bài; có 02 cửa khẩu với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; có Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và nhiều khu công nghiệp đang phát triển; có 2 di sản văn hóa thế giới là Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. Thừa Thiên Huế được xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông... Trong chiến lược phát triển, Thừa Thiên Huế xây dựng trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, do vây Tỉnh đang tập trung kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực này.

Ngập lụt ở Thừa Thiên – Huế không phải do thủy điện xả lũ (17/11)

Ông Nguyễn Duy Thành, Phó ban PCBL các hồ chứa thủy điện tỉnh Thừa Thiên –Huế cho biết, thông tin như vậy là không chính xác về bản chất sự việc. Ông nói, hiện các hồ thủy điện không phải xã lũ mà đang điều tiết lũ cho hạ lưu rất tốt. Nếu không, lũ ở hạ lưu sẽ lớn hơn thực tế rất nhiều. Các thông số kỹ thuật cho thấy, các hồ thủy điện Bình Điền, Hương Điền đang tích nước, nên lưu lượng nước về hồ 10 phần thì chỉ xả về hạ du có 7, 8 phần.

Chủ động đối phó với những diễn biến phức tạp của mưa lũ (17/11)

Nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi bị hư hỏng nặng. Hàng ngàn ngôi nhà bị nước lũ tràn vào gây khó khăn trong sinh hoạt. Hàng ngàn ha hoa màu, nuôi trồng thuỷ sản ở các địa phương ngập chìm trong nước lũ và thiệt hại nặng. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mưu sinh của người dân đều bị ngừng trệ.Trong đợt lũ này vẫn còn nhiều hộ tỏ ra chủ quan đánh liều tính mạng, mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá tôm trong khi nước lũ còn dâng cao. Mặc dù chính quyền địa phương đã nhiều lần cảnh báo, thường xuyên kiểm tra, tuần tra nhưng người dân vẫn lén lút đánh bắt cá tôm trên các sông, đầm phá trong khi nước lũ chảy xiết. Chỉ mới bắt đầu lũ nhưng đã có 3 người chết. Chính quyền địa phương, các ban ngành cần nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa trong việc kiểm tra, tuần tra phát hiện và xử nghiêm những trường hợp vi phạm. Vận động người dân dự trữ lương thực, thực phẩm đảm bảo phục vụ nhu cầu trong mùa bão lũ; nhất là những đợt lũ kéo dài và gây chia cắt. Người dân cũng cần ý thức cao trong việc dự trữ lương thực, bảo vệ tính mạng của mình trong bão lũ.

Thừa Thiên – Huế: Thủy điện mở 7 cửa xả lũ, nước đồng bằng lên nhanh (16/11)

Ba ngày qua, lượng mưa ở Huế phổ biến từ 300 – 400mm, có nơi trên 550 mm, nên đến sáng 16/11, mực nước sông Ô Lâu (huyện Phong Điền) đo được đã vượt quá báo động 3 là 0,22m, sông Hương và sông Bồ cũng đang gần tiến tới báo động 3. Do mưa to, thủy điện xả lũ về đồng bằng khiến hầu hết các vũng trũng ở huyện và cả TP Huế bị ngập từ chiều tối hôm qua. Toàn tỉnh đã có 2.246 nhà bị ngập, trong đó huyện Phong Điền: 650nhà, Hương Trà: 450nhà, Quảng Điền: 756nhà; thành phố Huế 200 nhà, Phú Vang 190nhà. 

Thông báo lũ khẩn cấp trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (Cập nhật lúc 4 giờ ngày 16.11.2010) (16/11)

Trong những ngày qua, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi đã có mưa to đến rất to. Do mưa lớn, lũ các sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi dâng cao.

Thừa Thiên Huế: mưa lũ làm hàng nghìn ngôi nhà ở các huyện và thành phố Huế ngập chìm trong lũ. (16/11)

Do ảnh hưởng của hoàn lưu phía tây của áp thấp nhiệt đới, kết hợp với hoạt động của đới gió đông trên cao, trong 72 giờ qua khu vực Thừa Thiên Huế đã có mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa 72 giờ qua, phổ biến từ 300 – 400mm, có nơi trên 550 mm. Hiện nay, lũ trên các triền sông trong tỉnh đang lên. Dự báo ngày hôm nay (16/11) sẽ tiếp tục có mưa to đến rất to trên diện rộng kết hợp triều cường, lũ trên các sông có khả năng lên trên báo động 3. Mực nước hiện nay tại các trạm trên các triền sông (lúc 10 giờ ngày 16/11/2010): Trên sông Hương, tại trạm Kim Long: 3,32 m, dưới báo động III  là 0,18 m.  Trên sông Bồ, tại Trạm Phú ốc: 4,25 m, dưới báo động III là 0,25 m.  Trên sông Ô Lâu tại Phong Bình: 2,28 m, trên báo động  III là  0,22 m.