Tin tức

Nền kinh Tế Thừa Thiên Huế – Bừng lên nhiều “điểm sáng” (03/11)

Điểm sáng quan trọng trong 9 tháng đầu năm là hoạt động du lịch có sự tăng trưởng khá. Tổng lượt khách du lịch đến Huế ước đạt 1.144,4 nghìn lượt, tăng 11,6% so cùng kỳ; doanh thu du lịch ước đạt 638,5 tỷ đồng, tăng 19,4%. Hoạt động thương mại sôi động, sức mua của thị trường tăng khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 11.042,5 tỷ đồng, tăng 34,5%. Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao; giá trị sản xuất ước đạt 5140,56 tỷ đồng, tăng 25,1% so cùng kỳ; các sản phẩm chủ lực tăng khá, như xi măng (17,6%), bia Huda (19,5%) men Frit (43,4%), quần áo lót (2,6 lần), tinh bột sắn (23,3%), điện sản xuất (tăng 25,7%), sợi các loại (7,1%),… Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao; tổng trị giá xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 176,46 triệu USD, tăng 79,2% so cùng kỳ. Một số mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao

Nhiều mặt hàng nhập khẩu tăng giá (03/11)

Trong đó có những mặt hàng giá nhập tăng cả trăm USD/tấn. Do giá cả biến động nhiều nên các nhà nhập khẩu buộc phải giảm bớt lượng hàng nhập để tránh rủi ro. Theo Tổng cục Hải quan, tính đến giữa tháng 10 năm nay, giá các loại phân bón nhập khẩu tiếp tục tăng. Cụ thể, giá phân urê nhập về trong hai tuần đầu tháng 10 khoảng 313 USD/tấn. Trong khi đầu tháng 9, giá nhập chỉ khoảng 269 USD/tấn. Lượng nhập phân urê trong nửa đầu tháng 10 vì thế giảm 15.000 tấn so với nửa đầu tháng 9.

Thu ngân sách tháng 10 tăng gần 4.000 tỉ đồng (03/11)

Theo Bộ Tài chính, việc tăng là do ngành thuế đang tập trung đẩy mạnh các biện pháp quản lý thu; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai thuế; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các khoản nợ thuế tồn đọng...

Lãnh đạo tỉnh nghe báo cáo Kế hoạch phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực trong vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (03/11)

Chiều ngày 02/11/2010, đồng chí Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo Kế hoạch phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực trong vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Cùng dự có đại diện Lãnh đạo: UBND các huyện: Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và Văn phòng UBND tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Kế hoạch phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực trong vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai nhằm đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch trong vùng, lấy loại hình du lịch sinh thái đầm phá làm trọng tâm, kết hợp với du lịch biển, văn hóa, làng nghề, các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp vùng ven biển đầm phá để tạo thành các sản phẩm đồng bộ; đồng thời, sẽ đóng góp trên 50% doanh thu du lịch của vùng vào doanh thu du lịch toàn tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 2020.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao chủ trì họp BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2010 (03/11)

Năm 2010, theo Quyết định số 278/QĐ-BKHĐT ngày 19/11/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số 2907/QĐ-BTC ngày 20/11/2009 của Bộ Tài chính, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG trên của tỉnh là 159.818 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 77.000 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 82.818 tỷ đồng. Được phân bổ cho 10 chương trình: Chương trình MTQG giảm nghèo; Chương trình MTQG dân số KHHGĐ; Chương trình MTQG phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS; Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn; Chương trình MTQG văn hóa; Chương trình MTQG giáo dục và đào tạo; Chương trình MTQG phòng, chống tôi phạm; Chương trình MTQG phòng, chống ma túy; Chương trình MTQG vệ sinh an toàn thực phẩm; Chương trình MTQG về việc làm.

Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng ở Anh (02/11)

 Ông An Thế Dũng, tham tán thương mại VN tại Anh, cho biết bên cạnh các mặt hàng giày dép, may mặc có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của VN sang Anh, gần đây các mặt hàng nhựa VN đang được người tiêu dùng Anh quan tâm.

Lương tối thiểu mới thấp nhất là 730.000 đồng (02/11)

           Thông tư này áp dụng đối với: doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của VN, Công ty nhà nước và Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu. Theo đó, MLTT mà các loại hình trên trên phải trả cho người lao động thuộc vùng I là 980.000 đồng; vùng II là 880.000 đồng; vùng III là 810.000 đồng và vùng IV là 730.000 đồng. Doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có MLTT vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.

VIB: 3.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp (02/11)

   Theo đó, VIB sẽ dành hạn mức giải ngân cho các doanh nghiệp là 3.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi hấp dẫn, trung bình từ 12,5-13,5%/năm theo từng đối tượng khách hàng với thủ tục nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện.Thực hiện gói ưu đãi này, VIB chủ yếu dành cho các khoản vay có mục đích giải ngân là vốn lưu động và chỉ áp dụng đối với những khoản vay mới. Ngoài gói 3.000 tỷ đồng, VIB sẽ dành riêng 50 triệu USD với mức lãi suất đặc biệt trung bình từ 5-5,5%/năm cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc ngành nông, lâm, thủy sản như gạo, cà phê, thủy sản, gỗ nhằm gíup các doanh nghiệp sớm hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2010.

Thư cảm ơn của Hội Doanh Nhân Trẻ TP. Hồ Chí Minh đến Hội Doanh nghiệp Tỉnh (01/11)

           Trong chương trình lần này, Đoàn TP. Hồ Chí Minh đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, hiệu quả, sự đón tiếp chu đáo, chân tình của Lãnh đạo Hội và các anh em Doanh nghiệp, Doanh nhân Huế. Tại cuộc tọa đàm, các Doanh nhân, Doanh nghiệp hai bên đã cùng trao đổi các thông tin cụ thể, thiết thực về các yếu tố thu hút đầu tư, những thuận lợi, khó khăn và cơ hội đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng cho sự phát triển chung của Tỉnh trên nhiều lĩnh vực.

Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thu hút đầu tư hơn 32 ngàn tỷ đồng (01/11)

           Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư được Ban Quản lý KKT ưu tiên tập trung nguồn lực để triển khai thi công xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật ba khu tái định cư: Lộc Vĩnh, Lộc Tiến và Lập An với tổng diện tích khoảng 90 ha, khả năng tái định cư cho 2000 hộ dân. Hiện tại, đã hoàn thành 440 lô, đang triển khai xây dựng 1600 lô và đã bố trí tái định cư 94 lô. Đến nay, đã thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng khoảng 748 ha.

Phát triển kinh tế phải nhằm nâng cao đời sống nhân dân (01/11)

               Trước hết là chiến lược phát triển ngành điện. Trong thời gian qua, trước tình hình thiếu điện do nhiều nguyên nhân, dưới sự chỉ đạo ráo riết của Chính phủ, ngành điện có khá nhiều cố gắng để tăng nguồn cung và các biện pháp chống lãng phí trong sử dụng điện năng. Nhìn chung, chiến lược về điện còn bị động, luôn trong tình trạng thiếu điện trầm trọng dẫn đến cắt điện tràn làn gây thiệt hại cho các cơ sở sản xuất và bức xúc trong nhân dân. Phải chăng từ nhiều năm trước, chúng ta chưa có nhận thức đúng mức để đề ra các phương án, giải pháp thực hiện chiến lược phát triển nguồn điện? Đã có nhiều cách giải thích, nhưng chưa thuyết phục được công luận. Gần đây, lại có cảnh báo sẽ tiếp tục thiếu điện.

Việt Nam tham gia Nghị định thư về đối xử đặc biệt với gạo và đường (29/10)

      Ngày 28/10, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN kết thúc với 2 văn kiện quan trọng được ký gồm: Nghị định thư thực hiện gói cam kết thứ 8 thuộc Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ và Nghị định thư sửa đổi về đối xử đặc biệt với gạo và đường.

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ôtô tải: Nhiều doanh nghiệp “choáng” (29/10)

          Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm mạnh thuế nhập khẩu nhiều loại ôtô tải, trong đó “sốc” nhất là đối với ôtô tải nguyên chiếc có tải trọng dưới 5 tấn giảm từ 80% còn 30%. Đề xuất trên khiến nhiều doanh nghiệp choáng váng. Bộ Công thương ngay lập tức có văn bản “phản pháo”.

Ngân hàng lại chạy đua khuyến mãi (29/10)

         Đã nửa tháng sau thời điểm đồng thuận giảm lãi suất (LS). Tuy nhiên điều kỳ lạ là LS huy động thực tế chẳng những không giảm mà đang tăng từng ngày.

Tiếp tục đưa kinh tế Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững (29/10)

Trong 3 năm đầu gia nhập WTO, dù phải đối mặt với những thách thức, song nền kinh tế tỉnh nhà đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2007 có 13/17, năm 2008 có 12/18, năm 2009 có 15/17 chỉ tiêu KT-XH chủ yếu đạt và vượt kế hoạch; nhiều lĩnh vực KT-XH, ANQP đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng được xu hướng phát triển trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, kinh tế tỉnh nhà phát triển tích cực nhưng còn yếu tố chưa thực sự bền vững; tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào phát triển theo chiều rộng; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp (DN) và sản phẩm còn thấp; nguồn thu ngân sách chưa ổn định; cơ cấu thu phụ thuộc vào một số DN lớn như bia và xi măng.

 

Danh sách Doanh nghiệp Hội viên ủng hộ đồng bào Miền Trung (28/10)

          Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Doanh nghiệp tỉnh trong thời gian qua, các Doanh nghiệp Hội viên đã tham gia tích cực về mặt vật chất và tinh thần cho đồng bào và doanh nghiệp trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An.

Bế mạc giải Tennis Doanh nhân lần thứ IV tháng 10/2010 (28/10)

         Sau 3 ngày thi đấu sôi nỗi, hào hứng tại Sân Quần vợt Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Nhi tỉnh Thừa Thiên Huế, tối ngày 08/10/2010 Giải Tennis Doanh nhân lần thứ IV đã kết thúc thành công . Lễ tổng kết và phát thưởng được diễn ra ngay sau các trận chung kết những nội dung thi đấu.
Giải lần này đã thu hút được 22 Doanh nghiệp với hơn 44 vận động viên nam nữ tham gia. Kết quả Gải Tennis Doanh nhân năm 2010 như sau:

Vay tiêu dùng: Tại sao dễ? Tại sao khó? (28/10)

          Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng hiểu cặn kẽ về quy trình cho vay tiêu dùng, những điều kiện cần và đủ để được vay tiêu dùng, cũng như những rủi ro và cơ hội mang lại. Sự bất đối xứng thông tin này, một mặt, khiến không ít người dân ngần ngại tiếp cận các dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng, mặt khác, cũng có thể khiến ngân hàng mất đi không ít khách hàng tiềm năng.

Lãi suất: Thấp chưa hẳn đã “rẻ”! (28/10)

             Giả sử, một khoản vay lãi suất chỉ 5%/năm. Để được hưởng ưu đãi này, doanh nghiệp cam kết bán lại ngoại tệ (USD) từ nguồn thu trong tương lai theo tỷ giá tại thời điểm vay vốn. Biến động của tỷ giá sau đó thuộc về ngân hàng. Thế nên trong câu chuyện của ông Quyết, khi nguồn thu USD về, thực tế thị trường là 19.000 VND, nhưng doanh nghiệp phải bán cho ngân hàng theo giá 18.500 VND, không có gì lạ khi đã cam kết trước đó.

Ba Ngân hàng lớn báo lãi (28/10)

               Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, quý 3/2010, Sacombank lãi 57,47 tỷ đồng, trong khi quý 3/2009 là -34,32 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đầu năm 2010 đạt 234,62 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2009 đạt 214,91 tỷ đồng. Nguồn thu này chưa bao gồm khoản lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại tại thời điểm cuối ngày 30/9/2010 (-207,2 tỷ đồng); khoản này sẽ được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh vào cuối năm theo quy định hiện hành.