Quản trị doanh nghiệp

Hơn 1.150 công trình xây dựng cơ bản được giám sát (24/10)

Ngày 23/10, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm (2008-2012) công tác giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 5 năm qua, các ban giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ) đã giám sát 1.154 công trình trong tổng số 1.634 công trình đầu tư trên địa bàn cấp xã. Qua đó, đã phát hiện, kiến nghị 304 các vụ việc sai phạm về quá trình lập thủ tục đầu tư, thi công công trình vi phạm về tiến độ, quy hoạch, thiết kế kỹ thuật, thực hiện không đúng chủng loại vật liệu theo thiết kế, biện pháp thi công, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường... của các chủ đầu tư, các chủ thầu. Các đối tượng được giám sát đã khắc phục, sửa chữa 262 vụ việc theo kiến nghị của ban GSĐTCCĐ, đảm bảo chất lượng công trình đạt yêu cầu thiết kế và thời gian sử dụng. Tại hội nghị, nhiều tham luận đề cập đến cơ chế giám sát, công tác tập huấn nghiệp vụ, kinh phí hoạt động đối với các ban GSĐTCCĐ.

'Lãi suất dưới 13% khó đến tay doanh nghiệp' (05/07)

Trao đổi với VnExpress.net chiều nay, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, gói vốn 30.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi mà UBND thành phố kêu gọi các ngân hàng trên địa bàn chia sẻ để gỡ khó cho doanh nghiệp, đã được giải ngân hoàn toàn với lãi suất 12-13%.

Khi lãi suất vay thấp hơn trần huy động (05/07)

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) vừa “tung” ra chương trình cho vay tiền đồng với lãi suất thấp “không tưởng”, chỉ 7%/một năm. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) cũng có “gói” cho vay VND với LS 8%/một năm. Mức lãi suất cho vay thấp hơn cả trần huy động này được rất nhiều khách hàng quan tâm. Hiện lãi suất cho vay VND của các “nhà băng” trên địa bàn đối với sản xuất kinh doanh dao động khoảng 14-16%/một năm (thấp nhất khoảng 12%/một năm với cho vay ngắn hạn và khoảng 16-18%/một năm với cho vay trung, dài hạn). Trong khi nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận được với mức lãi suất vay 12%/một năm thì Eximbank lại triển khai chương trình cho vay tiền đồng lãi suất ưu đãi tham chiếu theo tỷ giá USD/VND là 7%/một năm. Khách hàng sẽ ký một hợp đồng cam kết bù đắp chênh lệch tỷ giá tối đa 3% từ nay đến cuối năm. Trường hợp tỷ giá vượt quá mức 3%, Eximbank sẽ chịu phần vượt thêm này. Chương trình này của Eximbank-Chi nhánh Huế mới giải ngân 1 tỷ đồng trong vòng 2 tuần. Tương tự, dù không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, song ACB cũng có “gói” cho vay VND với lãi suất 8%/một năm và rủi ro về tỷ giá (nếu có) do khách hàng chịu.

Điều chỉnh thuế nhiều mặt hàng (18/06)

Bộ Tài chính vừa có thông báo về một số thay đổi của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để triển khai Nghị quyết số 01/CP của Chính phủ. Trong thông báo của Bộ Tài chính nêu rõ, cùng với xu hướng giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm, giá của mặt hàng gas (LPG) nhập khẩu thời gian qua cũng có diễn biến liên tục giảm từ tháng 4/2012 và dự báo giá LPG tiếp tục giảm trong tháng 6/2012.

TT-Huế: Ngân hàng thừa vốn, nhưng doanh nghiệp khó tiếp cận (18/06)

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Văn Cao cho biết: Biện pháp của Thừa Thiên - Huế hiện nay là NHNN tỉnh chỉ đạo các NH thương mại trên địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện lãi suất trần cho vay và lãi suất huy động, tạo điều kiện tối đa cho DN tiếp cận nguồn vốn vay, nâng hạn mức dư nợ; đồng thời thực hiện cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Các NH cũng niêm yết công khai lãi suất cho vay, các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn đối với 4 đối tượng hưởng mức lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam theo Thông tư 14 của NHNN. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu các cơ chế chính sách phù hợp và thông thoáng hơn nhằm hỗ trợ tối đa cho các DN, các nhà đầu tư; tăng cường quan hệ hợp tác, liên kết giữa chính quyền và DN, giữa DN với nhà khoa học, giữa DN với người lao động và giữa các DN với nhau để hình thành liên kết trong sản xuất, trong tìm kiếm thị trường, ngành hàng, sản phẩm, hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm và DN./.

Từ 11/6, trần lãi suất cho vay còn 13%/năm (13/06)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 20/2012/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD) đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 13%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 14%/năm. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/6/2012. Lãi suất cho vay áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Từ 1/7: Áp dụng mức phí, lệ phí giao thông đường bộ mới (13/06)

Theo đó, đối với Lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện thi công (xe máy chuyên dùng) được tính như sau: Cấp mới kèm theo biển số, tính theo số lần/phương tiện: 200.000 đồng; Cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký kèm theo biển số, tính theo số lần/phương tiện: 200.000đồng; Cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký không kèm theo biển số, tính theo số lần/phương tiện: 50.000 đồng; Cấp giấy đăng ký kèm theo biển số tạm thời, tính theo số lần/phương tiện: 70.000 đồng; Đóng lại số khung, số máy, tính theo số lần/phương tiện: 50.000 đồng.

Giá xăng giảm thêm 800 đồng mỗi lít (08/06)

Quyết định điều chỉnh lần này được thực hiện trong bối cảnh giá xăng, dầu thế giới tiếp tục giảm giá mạnh. Trong những phiên giao dịch đầu tháng 6, giá xăng A92 tại thị trường Singapore chỉ còn khoảng 108 USD/thùng, giảm khoảng 20 USD/thùng so với giá đầu tháng 5/2012. Tương tự, các mặt hàng dầu cũng có mức giảm khi giá dầu thô của Mỹ còn hơn 83 USD/thùng. Dầu Brent của Anh giao dịch trên 98 USD/thùng, sụt giảm hơn 3 USD/thùng so với cuối tuần trước.

11/6: Trần lãi suất huy động VND giảm về 9%/năm (08/06)

Tại phiên giải trình trước diễn đàn Quốc hội chiều ngày 7/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ hạ trần lãi suất huy động VND về 9%/năm từ ngày 11/6 tới. Như vậy, trần lãi suất huy động VND sẽ có một bước giảm mạnh tới 2%/năm. Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ và được chấp thuận tiếp tục hạ trần lãi suất huy động VND. Sáng nay 7/6, lãi suất huy động VND của Vietcombank, ACB, đột ngột giảm mạnh ở hầu hết các kỳ hạn, sau một thời gian dài kịch trần cho phép. Cụ thể, mức lãi suất huy động cao nhất tại Vietcombank hiện rút xuống còn 10,5%/năm, áp duy nhất tại một kỳ hạn là 1 tháng. Mức 10%/năm chỉ được áp ở hai kỳ hạn 2 và 3 tháng; các kỳ hạn 6 - 24 tháng chỉ còn 9,5%/năm; các kỳ hạn 36, 48 và 60 tháng chỉ còn 8%/năm.

 

Đâu là mức lãi suất hợp lý? (05/06)

Trong các năm qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào tăng trưởng cung tiền, tăng trưởng tín dụng. Tài sản của hệ thống ngân hàng có tốc độ tăng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế. Các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại tăng bình quân 30% trong giai đoạn từ 2008-2010, trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP chỉ từ 6-7%. Tại thời điểm 31/12/2010, các ngân hàng Việt Nam báo cáo tổng tài sản là 3.500 nghìn tỷ đồng, tương với 175 tỷ USD; tổng dư nợ tín dụng là 125 tỷ USD, tương đương 120% GDP, trong khi đó tỷ lệ này của Thái Lan là 100%, Hàn Quốc là 80%. Vì vậy, khi Chính phủ quyết định thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ thì GDP sụt giảm mạnh. Không chỉ tăng trưởng phụ thuộc vào tăng cung tiền tệ mà tỷ lệ vay nợ trên GDP của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao, năm 2009 tỷ lệ vay nợ/GDP là 113%, đạt đỉnh năm 2010 là 125%. Điều này có nghĩa là: khi tạo ra được một đồng GDP thì Việt Nam đã phải vay hơn một đồng, nói cách khác nền kinh tế bị lệ thuộc vào vay nợ để sản xuất, kinh doanh.

Sẽ có chính sách mới tiếp sức doanh nghiệp bất động sản (05/06)

Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc giãn nộp thuế quyền sử dụng đất, theo hướng doanh nghiệp được giãn nộp thuế cho đến khi hoàn thiện móng, khi ký hợp đồng nộp 30% giá trị, còn tiếp theo làm đến đâu nộp đến đó. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo chính sách giãn nợ, khoanh nợ, cơ cấu nợ và tiếp tục cho vay đối với các dự án bất động sản sắp hoàn thành, có phương án kinh doanh hiệu quả.

Lãi suất thị trường liên ngân hàng thấp nhất từ 2006 (05/06)

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng xuống kỷ lục liên tục nhiều ngày cho thấy nguồn vốn ngân hàng đang ứ đọng và các ngân hàng vẫn khó khăn trong việc tìm kênh ra cho dòng vốn ứ đọng của mình, ngoài việc tiếp tục chào vay trên thị trường liên ngân hàng và mua trái phiếu chính phủ.

Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay (01/06)

Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), các khách hàng có đủ điều kiện vay theo xếp hạng tín dụng của BIDV được áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường chỉ bằng lãi suất trần huy động vốn cộng thêm 1% - 2%/năm (tương đương mức lãi suất 12% - 13%/năm). Cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng ưu tiên của BIDV (bao gồm cho vay nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay công nghiệp phụ trợ, cho vay hỗ trợ xuất khẩu, cho vay khắc phục bão lũ) được áp dụng trần lãi suất cho vay 13%/năm.

Tiếp sức cho ngành dệt may (01/06)

Những năm gần đây, lĩnh vực dệt may của tỉnh ngày càng tăng tốc và phát triển bền vững với hàng loạt các dự án, nhà máy may công nghiệp ra đời tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Ngoài nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh, các DN dệt may đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 14 ngàn lao động, trong đó trên 70% là lao động nông thôn. Song, do thiếu kinh phí đào tạo, nên đa số các lao động trong ngành dệt may có nghề nhưng chưa được đào tạo chính quy nên năng suất lao động chưa cao.

Hỗ trợ doanh nghiệp: Một miếng khi đói... (17/05)

“Tôi có cảm giác Nghị quyết 13 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường được khen về mặt nội dung nhưng bị chê về mặt thời gian”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nói tại phiên họp toàn thể ủy ban vừa diễn ra đầu tuần này.

Bộ Tài chính công bố 5 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (07/05)

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, qua theo dõi và kiểm tra mã số thuế doanh nghiệp, quý 1/2012 có hơn 18.700 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 10,2% so với cùng kỳ 2011. Số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn là gần 18.700. Số doanh nghiệp giải thể, phá sản và ngừng hoạt động là khoảng 10.350, tăng 14,8% so với cùng kỳ; trong số đó có 23,1% doanh nghiệp thành lập được một năm và 41,9% doanh nghiệp thành lập được hai năm.

Chính thức áp trần lãi suất cho vay 15% với 4 lĩnh vực (07/05)

Ngày 4/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 14/2012/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD) đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.

Doanh nghiệp được vay ngoại tệ cho nhu cầu vốn trong nước (07/05)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 2/5 ban hành Quyết định số 857/QĐ-NHNN cho phép các ngân hàng được xem xét cho DN vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn trong nước, nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu từ nay đến hết ngày 31/12/2012.

Dành 29.000 tỷ đồng cứu doanh nghiệp (07/05)

Thứ trưởng Mai cho biết, tính toán sơ bộ tổng thể thì ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 29.000 tỷ đồng trong đó giãn thuế 16.000 tỷ đồng. Xoay quanh việc Bộ Tài chính đề xuất gói giải pháp tổng thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong đó tập trung vào phương án giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và gia hạn thuế giá trị gia tăng. Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2012 bà Nguyễn Thị Mai – Thứ trưởng Bộ Tài chính đã có phần giải đáp cụ thể xoay quanh gói giải pháp hỗ trợ này. Do đó, gói hỗ trợ tập trung vào thuế, thuế không chỉ miễn giảm thuế TNDN (giảm 30% năm 2012 đối với những DNNVV, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như Nghị quyết 11 đưa ra); Chính sách giãn thuế (giãn thuế GTGT của tháng 4-5-6 thời hạn 6 tháng cho tất cả các DN không chỉ DN có lãi); Giảm 50% tiền thuê đất của DN thương mại và dịch vụ trước đây doanh nghiệp sx đã được giảm 50% lần này mở rộng ra có nghĩa là tất cả các DN; Chi ngân sách đẩy nhanh phân bổ, giải ngân chi đầu tư xây dựng cơ bản để tiêu thụ xi măng, sắt thép có tồn kho nhiều.

Nhiều chính sách tiền tệ bắt đầu có hiệu lực (03/05)

Ngày (2/5), Thông tư số 07/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt đầu có hiệu lực.