Quản trị doanh nghiệp

Học cách trở thành nhà quản lý tận tâm (27/09)

Những nhà quản lý thành công thường là những người giải quyết các vấn đề đặt ra hàng ngày với một sự tận tâm chân thành. Trên thực tế, một người lãnh đạo tận tâm sẽ kích thích được lòng trung thành ở các nhân viên và điều này, như một hệ quả dễ chịu, có khả năng tác động tích cực đến việc nâng cao năng suất làm việc, giúp mọi người phấn chấn về tinh thần, từ đó giảm tỉ lệ nhân viên rời bỏ công ty. Cuộc sống là một chuỗi các sự lựa chọn, và bạn cũng có thể chọn cho mình con đường trở thành nhà lãnh đạo được nhân viên yêu mến.

20 Quy tắc cần biết trong công việc (27/09)

Khi mới vào làm hoặc được chuyển đến một vị trí mới, không nên tự cho mình là thông minh hơn người, điều thiết yếu là bạn cần làm quen với môi trường đồng nghiệp và cấp trên mới, cần biết khiêm tốn và thể hiện năng lực của mình khi quan trọng có như vậy đồng nghiệp sẽ tôn trọng bạn. Trong quá trình làm việc có rất nhiều quy tắc và cung cách ứng xử giữa đồng nghiệp và cấp trên mà bạn phải tự mình nhận ra và có kinh nghiệm riêng cho bản thân.

Làm thế nào điều khiển cuộc họp (27/09)

Cuộc họp có mục tiêu rõ ràng mới khuyến khích người ta tham dự bởi vì họ cần phải biết nó nhắm đến vấn đề gì. Mục tiêu đó cũng sẽ giúp cuộc họp tập trung vào trọng điểm. Thông thường hội họp có một hoặc hai mục tiêu: để thông báo hoặc quyết định một vấn đề nào đó. “ Thảo luận” không phải là mục tiêu hội họp. Chẳng hạn, “Để quyết định việc định vị quảng cáo thương mại cho sê-ri 2000” là một mục tiêu thiết thực của cuộc họp. Để điều khiển cuộc họp theo ý mình quả là điều không đơn giản, đòi hỏi bạn có 1 số kỹ năng nhất định như kỹ năng thuyết trình...

Quản trị công ty - cần thực chất hơn hình thức (27/09)

Quản trị công ty (corporate governance) là thuật ngữ thường được đề cập đến trong hoạt động quản trị doanh nghiệp ở nước ta thời gian gần đây. Ngày càng có nhiều công ty cổ phần quan tâm đến khái niệm này, một phần, do đòi hỏi của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, phần khác, do đòi hỏi của chính các cổ đông (shareholders) và các bên liên quan (stakeholders) khác của doanh nghiệp. Để trả lời các câu hỏi này, trước hết, chúng ta hãy xem định nghĩa của cụm từ “quản trị công ty” trong quy chế quản trị công ty do Bộ Tài chính ban hành.