Doanh nghiệp tiêu biểu năm

Thừa Thiên Huế: Tuyên dương, khen thưởng các doanh nghiệp tiêu biểu trong năm 2010 (06/01)

Nhằm ghi nhận những đóng góp thiết thực, hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ghi nhận những "tấm lòng vàng" của các doanh nghiệp trong hoạt động xã hội, chăm lo cho người nghèo trong năm 2010 và thời gian qua, sáng ngày 6/1/2010, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị gặp mặt, tuyên dương, khen thưởng các doanh nghiệp tiêu biểu trong năm 2010 và chúc Tết các doanh nghiệp. Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã phát biểu chào mừng và thông báo chung về những thành tựu kinh tế xã hội mà tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được trong năm 2010 trong đó có nhấn mạnh đến sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp. Năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mức tăng trưởng kinh tế khá cao là 12,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.200 tỷ đồng, tăng 27%; thu ngân sách nhà nước vượt ngưỡng trên 3.000 tỷ đồng; các chính sách xã hội, công tác cứu trợ khắc phục thiên tai được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng đối tượng đã góp phần ổn định nhanh sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; an sinh xã hội được bảo đảm, số hộ nghèo giảm nhanh...

Cảng Chân Mây - niềm vui và nỗi lo (27/12)

Sau hơn 3 năm đầu tư xây dựng, ngày 19-5-2003 Bến số 1 Cảng Chân Mây được đưa vào hoạt động, thể hiện quyết tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế trong chiến lược phát triển giao thông đối ngoại, đánh dấu sự khởi đầu đầy triển vọng trong kế hoạch đầu tư xây dựng khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, một trong những khu vực năng động của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bến số 1 - Cảng Chân Mây có chiều dài 420m, không chỉ có khả năng đón tàu hàng 50.000DWT, mà còn đón cả tàu du lịch quốc tế và tàu chuyên chở các thiết bị siêu trường, siêu trọng... với công suất vận chuyển 1 triệu tấn/năm. Hồi mới đầu tư và đưa vào hoạt động, không ít ý kiến còn băn khoăn về hiệu quả kinh tế của bến cảng này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự ra đời của Cảng Chân Mây và KKT Chân Mây – Lăng Cô là quyết sách hoàn toàn đúng đắn mang tầm chiến lược. Chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, Cảng Chân Mây trở thành một địa chỉ tin cận của nhiều tàu hàng và tàu du lịch quốc tế...

Thừa Thiên Huế: 80% học viên được cấp chứng chỉ lớp Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh thương mại (26/12)

Chiều ngày 25/12/2010, tại khách sạn Saigon Morin, Quỹ Prudence thuộc Tập đoàn Prudential Vương Quốc Anh phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh TT- Huế tổ chức lễ bế giảng khóa học “Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh thương mại” dành cho các học viên là lãnh đạo của UBND tỉnh, UBND TP Huế và lãnh đạo của các sở, ban, ngành của tỉnh TT- Huế.

Cổ phiếu của Mai Linh sẽ giao dịch tại HNX (14/12)

Ngày 16/12, hơn 7 triệu cổ phiếu MNC của Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh Bắc Trung Bộ sẽ giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Đây chính là sự khẳng định uy tín và thương hiệu, đồng thời nâng cao niềm tin của cổ đông và khách hàng, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng bền vững của công ty. Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh Bắc Trung Bộ (tên viết tắt là MLC-INC), tiền thân là Công ty cổ phần Mai Linh Đà Nẵng, được thành lập theo Giấy phép kinh doanh số 3203000009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 30/10/2000, với số vốn điều lệ là 1.800.000.000 đồng. Đến nay, công ty có vốn điều lệ là 70.171.300.000 đồng. Giá trị sổ sách của công ty tại thời điểm 30/6 là 12.641 đồng một cổ phiếu.

Cảng Chân Mây sớm vượt kế hoạch năm (09/12)

Đến thời điểm này Cảng Chân Mây đã vượt kế hoạch năm 2010. Hàng trăm lượt tàu hàng và tàu du lịch trong và ngoài nước đến cảng xuất nhập hàng và đưa đón khách du lịch quốc tế. Ước cả năm Cảng Chân Mây thực hiện sản lượng xếp dỡ 1.500.000 tấn, vượt trên 30% kế hoạch năm và tăng 50% so với năm 2009. Hàng hóa qua cảng chủ yếu là của các doanh nghiệp địa phương sản xuất chế biến gia công xuất khẩu, hoặc nhập nguyên liệu, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghịêp. Những loại hàng xuất khẩu chủ yếu tại cảng là dăm gỗ, cát trắng, ti tan...Các loại hàng nhập khẩu chính là nhựa đường, thiết bị. Một số loại hàng hóa xuất nhập trong nước gồm Than, Clinker, xi măng, gỗ long, muối …Tất cả những sản phẩm xuất nhập qua cảng đều phục vụ cho sự đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp tại địa phương. Đồng thời Cảng đã đón 21 lựơt tàu du lịch quốc tế với tổng lượt khách và thuỷ thủ đoàn là 25.000 người, tăng gần 30% so với năm trước. Doanh thu cả năm ước đạt 50 tỉ đồng, vượt 28% so kế hoạch và tăng hơn 40% so với năm 2009.

Công ty Cổ phần Trường Sơn nhận giấy chứng nhận Global Gap (05/12)

Sáng ngày 3.12, Cty cổ phần Trường Sơn và cty cổ phần thuỷ sản và thương mại Thuận Phước đón nhận chứng nhận Global gap. Đây là một trong những tiêu chuẩn áp dụng quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực thuỷ sản và nông nghiệp, đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu sang thị trường các nước tiên tiến trên thế giới và thân thiện với môi trường...Nhằm đưa sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu điều kiện nghiêm ngặt trong xuất khẩu tôm sang thị trường các nước lớn trên thế giới và nuôi tôm mang tính bền vững, cty cổ phần Trường Sơn phối hợp với cty cổ phần thuỷ sản và thương mại Thuận Phước để thực hiện tiêu chuẩn global gap. Theo đó , cty cổ phần Trường Sơn đã thực hiện các yêu cầu theo tiêu chuẩn global gap tại vùng nuôi tôm công nghiệp Điền Môn, Điền Lộc và Điền Hương. Thực hiện tiêu chuẩn global gap, sản phẩm tôm nuôi của Trường Sơn được quản lý tốt và truy xuất rõ ràng từ nguyên liệu đầu vào là con giống, thức ăn đến khi xuất bán cho các nhà máy chế biến, bảo vệ được sự phát triển bền vững về môi trường.

20 năm thăng trầm của Bia Huế (02/12)

Sau Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng…, Bia Huế Tiếp tục phát triển thị trường ra một số tỉnh phía Bắc. Tại thị trường Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, ngay những bước đi đầu tiên của bia Huế đã có dấu hiệu ăn hàng. Thị trường Nghệ An đã có lúc sôi động hơn thị trường Đà Nẵng trước đây. Cùng lúc, thị trường Quảng Trị đã được thiết lập, thị trường Huế thì ngày càng rầm rộ, bia Huế trở nên thiếu hụt trầm trọng so với nhu cầu tiêu dùng thực tế. Năm 1993, lãnh đạo nhà máy quyết định tăng sản lượng bia Huế từ 6 triệu lên 12 triệu lít/năm. Từ năm 1993 trở đi, trên thị trường bắc miền Trung, nhu cầu tiêu thụ bia Huế ngày càng sôi động. Năm 1995, lại một lần nữa, lãnh đạo nhà máy quyết định tăng sản lượng từ 12 triệu lít lên 30 triệu lít/năm. Một sự gia tăng vượt trội. Song, cũng trong năm này, tại thị trường Nghệ An đã gặp trở ngại. Nghệ An cũng xây dựng nhà máy bia, sản phẩm của họ là ViDa (đều mua công nghệ của Đan Mạch) đã chi phối một phần khá lớn thị trường bia Huế. Mùa hè năm 1995, nước sông Hương nhiễm mặn trầm trọng. Dư luận và một số mẻ bia Huế bị nhiễm mặn, trong số đó có những mẻ được đưa ra Nghệ An và Quảng Bình. Thông tin về bia nhiễm mặn gây ảnh hưởng mạnh đến uy tín chất lượng của bia Huế, làm mất đi một phần khách hàng quan trọng. Đó cũng là cơ hội cho một số loại bia khác cạnh tranh thị trường. Thị phần bia Huế giảm hẳn ở hai tỉnh này.

MegaVNN, thương hiệu dịch vụ Internet hàng đầu (01/12)

Trong các nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) hiện nay, VDC là nhà cung cấp có nền tảng cơ sở hạ tầng và quy mô bảo phủ nhất trong toàn quốc, thể hiện qua các con số ấn tượng: dịch vụ phủ sóng 63/63 tỉnh thành, thị phần chiếm hơn 70% tương đương trên 1,5 triệu thuê bao trên toàn quốc, tổng băng thông quốc tế lên tới 70 Gbps. Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỉ lệ phát triển Internet cao nhất thế giới với 1/5 dân số tường đương 25 triệu người sử dụng Internet, thì việc VDC đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng thị phần và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì vị trí dẫn đầu là tất yếu. VDC đã liên tục nâng cấp tốc độ của các gói cước, đưa ra các dịch vụ mới nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng đa dạng của mọi đối tượng từ thành phố đến nông thôn, từ hộ gia đình đến các doanh nghiệp, từ các dịch vụ gia tăng phục vụ nhu cầu hoc tập của giới trẻ (MegaE-Learning) đến giám sát học tập của con cái (MegaE-School) cũng như thỏa mãn nhu cầu giải trí xem phim, chia sẻ video tốc độ cao (MegaVStar) hay chơi game (MegaGame).

Đề nghị trao Giải thưởng chất lượng quốc gia 2010 cho Công ty cổ phần Trường Sơn (24/11)

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Trường Sơn, ông Hồ Anh Bảo cho biết liên tiếp 3 năm nay, Công ty đạt nhiều thành quả cao trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi tôm công nghiệp. Năm 2010, vay vốn từ gói kích cầu của Chính phủ, Công ty Cổ phần Trường Sơn đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới khu nuôi tôm công nghiệp tại xã Điền Môn – Điền Hương (Phong Điền), nâng tổng số diện tích mặt nước lên 65 ha. Trong các năm tới, sản lượng tôm nuôi của Công ty Cổ phần Trường Sơn có thể đạt trên 2000 tấn. Hiện nay, sản lượng tôm nuôi của công ty đạt trên 600 tấn. Về quản lý điều hành, Công ty Cổ phần Trường Sơn thành công trong việc xây dựng và áp dụng các hệ thống chất lượng như ISO 9001:2008, hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM. Mới đây, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của Công ty được tổ chức Bureau Veritas chứng nhận đạt Tiêu chuẩn GLOBAL GAP, mở ra triển vọng xuất khẩu tôm sang châu Âu, Nhật Bản và các nước trên thế giới.

Công ty TNHH Ngọc Anh: 5 giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả (21/11)

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Tư vấn phát triển ngành công nghiệp (NCƯD&TVPTNCN) thuộc Sở Công Thương đã tổ chức buổi báo cáo kết quả kiểm toán năng lượng (KTNL) chi tiết tại Công ty TNHH Ngọc Anh thuộc Khu CN Phú Bài.

Doanh nghiệp tư nhân: Vì sao không lớn được? (20/11)

Đó là câu hỏi đầy trăn trở của ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tại một cuộc hội thảo do VCCI tổ chức. Quả thực là như vậy. Một điều tra gần đây cho biết, có đến 80% số doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có quy mô nhỏ (80% có vốn kinh doanh dưới 5 tỉ đồng và 87% sử dụng dưới 50 lao động). Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc đưa ra con số về quy mô doanh nghiệp tư nhân, quan trọng hơn như một chuyên gia kinh tế nhận định: “Khi khu vực doanh nghiệp tư nhân chưa thực sự đủ lớn, việc trở thành động lực thực sự cho sự phát triển kinh tế Việt Nam sẽ vẫn là kế hoạch”. Đã có rất nhiều ý kiến bàn về nguyên nhân của tình trạng “không lớn được” của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam song những nguyên nhân sau đây là cơ bản.Thứ nhất, từ năm 2000 - năm Luật Doanh nghiệp được bắt đầu áp dụng - đến nay, thời gian chưa phải là dài để chúng ta có được những tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh.

Hội thảo Kỹ Năng Kinh Doanh dành cho tiểu thương (23/08)

Vừa qua, Coca-Cola kết hợp với Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo Kỹ Năng Kinh Doanh thu hút gần 80 tiểu thương tham dự. Đây là chương trình mở đầu cho chuỗi các hội thảo chuyên đề dành cho tiểu thương trong năm 2010, hướng đến đối tượng là các tiểu thương buôn bán tự do, nhỏ lẻ, số vốn đầu tư thấp nhằm trang bị các kỹ năng bán hàng, kiến thức quản lý hiệu quả tài chính.

Bước phát triển mới của Bianfishco (23/08)

Lần đầu tiên một doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL tổ chức lễ khánh thành hoành tráng, trang trọng với sự tham dự của nhiều bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành ĐBSCL, các nhà khoa học và sự kỳ vọng của nhiều hộ nuôi thủy sản. Ông Nguyễn Văn Nắm, người có hàng chục năm trong nghề nuôi cá tra ở vùng đầu nguồn Hồng Ngự (Đồng Tháp), phấn khởi: “Chưa bao giờ tôi được dự buổi lễ về thủy sản lớn thế này, tất cả được tổ chức chu đáo, bài bản. Đặc biệt, người nuôi cá đã nhìn thấy những triển vọng từ mô hình viện nghiên cứu thủy sản tư nhân, tạo sự an tâm để đầu tư dài hạn”.