Văn hoá xã hội

Du khách đến Huế 4 tháng đầu năm 2011 tăng 6,25% (10/05)

Trong 4 tháng đầu năm 2011, đã có hơn 480,1 nghìn lượt đến Huế tăng 6,25% so cùng kỳ trong đó khách quốc tế 241,2 nghìn lượt, tăng 4,62%; khách trong nước 238,9 nghìn lượt, tăng 7,96%. Doanh thu các cơ sở lưu trú đạt 309 tỷ đồng, tăng 20,7%. Nguyên nhân lượng khách du lịch “ồ ạt” đến Huế vào những tháng đầu năm 2011 là do thành phố đã tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, hội nghị xúc tiến du lịch, kết hợp thực hiện các giải pháp kích cầu thông qua các tour du lịch khuyến mãi, dịch vụ khuyến mại, chương trình giảm giá... Nhiều hoạt động du lịch, văn hóa, văn nghệ, triển lãm được tổ chức có quy mô, chất lượng cũng hút một lượng lớn khách đến Huế. Bên cạnh đó, Chương trình hành động quốc gia về du lịch, các chương trình phát triển du lịch của Tỉnh, Chương trình dịch vụ đạt chuẩn cho các cơ sở dịch vụ du lịch...tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Các biện pháp kích cầu du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch; chú trọng chất lượng và đa dạng hóa các loại hình du lịch, khai thác các loại hình dịch vụ du lịch tiềm năng của vùng đầm phá Tam Giang, phát triển mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp được tiếp tục tăng cường. Đề án tổ chức Festival Huế 2012,

Làng nghề và hướng phát triển bền vững (05/05)

Trong định hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, ngoài việc tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lại lao động, mấy năm gần đây, Thừa Thiên Huế chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo thêm việc làm mới cho người lao động ở nông thôn. Khôi phục và phát triển các làng nghề là điểm nhấn quan trọng trong phân công lao động, cơ cấu lại sản xuất ở khu vực nông nghiệp. UBND tỉnh đã phê duyệt đề án “Khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đến 2015”. Đào tạo nghề được xem là khâu quan trọng trong khôi phục và phát triển làng nghề. Ở Thừa Thiên Huế, các nghề truyền thống như đan lát, sản xuất lưới; nghề thêu, nghề mộc mỹ nghệ, nghề sản xuất hoa giấy... được các ngành hữu quan quan tâm. Trung tâm Khuyến công mở nhiều lớp đào tạo nghề thu hút hàng trăm lao động, góp phần cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cho các làng nghề, cơ sở sản xuất trong tỉnh. Về các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, thị xã Hương Thủy...

Đậm chất Huế trong đêm bế mạc Festival làng nghề 2011 (04/05)

Chương trình do các nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc Hương Giang biểu diễn với các tác phẩm "Huế - thành phố mùa Xuân"; "Nhớ Ngự Bình"; "Với Huế"; Ngẫu hứng Huế"; "Xuân về thăm lại Cố đô"... Tuy thời lượng chỉ 60 phút, nhưng với sự dàn dựng công phu, màu sắc, các tiết mục đã để lại những ấn tượng sâu đậm với nhân dân và du khách đến Huế. Không ngoài mục đích khẳng định và tôn vinh những giá trị tinh hoa của hai nghề ẩm thực và cây kiểng, Festival chuyên đề năm nay có sự tham gia của 9 đơn vị cây xanh và sinh vật cảnh, hàng trăm nghệ nhân, nghệ sĩ, chuyên gia ẩm thực và cây kiểng, nhà sưu tập cổ vật và nhà khoa học đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” 2011 hứa hẹn hấp dẫn (28/04)

Theo đó, lễ hội dự kiến diễn ra từ ngày 25 đến 26/6 hoặc ngày 9 đến 10/7 tại bãi biển thị trấn Lăng Cô. Trên tiềm năng lợi thế vốn có, huyện Phú Lộc tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, ẩm thực và các hoạt động nghệ thuật đặc sắc hấp dẫn, nhằm tôn vinh các giá trị kinh tế, văn hoá, danh lam thắng cảnh, môi trường, sinh thái, khẳng định vị trí tiềm năng và triển vọng của khu du lịch Lăng Cô trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương những năm tới. Bên cạnh đó, lễ hội này cũng gắn với việc đánh giá kết quả 2 năm vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) công nhận là một trong những “Vịnh biển đẹp nhất thế giới”; là dịp để tiếp tục quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch ở địa phương và Thừa Thiên Huế.

Tổ chức Festival "Bếp Việt trong vườn Huế" theo phương châm: truyền thống, hiện đại, hoành tráng, ấn tượng và an toàn (27/04)

Đồng chí Phan Trọng Vinh - Chủ tịch UBND thành phố Huế, Trưởng Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2011 cho biết, ngay sau Festival nghề truyền thống 2009, Ủy ban nhân dân thành phố đã giao nhiệm vụ cho phòng Văn hóa và Thông tin thành phố xây dựng đề cương, kế hoạch tổ chức cho sự kiện này, đồng thời đã tiến hành thành lập Ban Tổ chức và các Tiểu ban phục vụ Festival nghề truyền thống Huế 2011. Bên cạnh sự chủ động của thành phố, các Sở, ban ngành cấp tỉnh đã tích cực giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho thành phố trong quá trình triển khai, chuẩn bị như: Sở VHTT&DL, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Trung tâm BTDT Cố đô Huế và Trung tâm Festival Huế. UBND thành phố đã mời gọi các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên tham gia, tất cả làm sao để Huế là một trong những điểm đến thú vị của mỗi một du khách và xứng đáng là thành phố Festival của Việt Nam.


Festival nghề truyền thống Huế 2011: sẵn sàng cho ngày khai mạc (25/04)

Năm 2011, đối với thành phố Huế, cũng là năm tròn 85 năm thành lập Nữ công học hội - sự kiện ý nghĩa liên quan đến chủ đề gìn giữ và phát huy các nghề truyền thống mà Festival đề ra. Phát huy những thành quả đạt được qua các kỳ Festival nghề trước đây, năm nay BTC quyết định lựa chọn 2 nghề độc đáo của truyền thống văn hóa và phong cách sống Huế, Việt Nam với chủ đề “ Bếp Việt trong vườn Huế” nhằm giới thiệu 2 nghề Ẩm thựcCây kiểng. Đây là những nghề truyền thống đã góp phần xây dựng và phát triển Huế hàng trăm năm qua, đồng thời qua việc tổ chức này còn tôn vinh các nghệ nhân là những người đang gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống.

Thừa Thiên Huế: Du lịch làng nghề (22/04)

Với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thừa Thiên Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra: đón ba triệu khách vào năm 2015, trong đó có gần 50% khách quốc tế. Để đạt mục tiêu trên, vấn đề đặt ra là đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để triển khai lồng ghép các tour, tuyến du lịch gây ấn tượng. Mấy năm gần đây, tỉnh quan tâm đến tour du lịch làng nghề, xem đây là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống.

Lên kế hoạch mở đường bay thẳng Việt Nam-Anh (21/04)

Phát biểu tại cuộc hội thảo “London - điểm đến tiềm năng của Hàng không Việt Nam”, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh đã nêu bật những điều kiện thuận lợi để hãng hàng không quốc gia Việt Nam có thể mở đường bay thẳng tới Anh, trong đó đặc biệt nhấn mạnh quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, và Anh là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).

Thêm 8 di tích cấp tỉnh được công nhận (20/04)

Các di tích được công nhận trong đợt này có 4 di tích lịch sử văn hóa gồm Đình Phù Bài (xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy); Chùa Thiện Khánh (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền); Đình Xuân Hòa (phường Hương Long, thành phố Huế); Miếu thờ Nguyễn Hữu Dật (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền); 2 di tích lịch sử cách mạng gồm Địa điểm chiến thắng Đồi Võ Xá (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy), Địa đạo Xuân Lộc (xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) và 2 di tích kiến trúc nghệ thuật: Đình Thanh Thủy Chánh (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy), Đình Chiết Bi (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang).

Ẩm thực nhà vườn ở Huế (20/04)

Nhà hàng vườn Ý Thảo nằm phía nội thành TP Huế được chủ nhân xây dựng từ năm 2000 với mục đích phục vụ du khách, làm phong phú thêm hệ thống ẩm thực của Huế. Ban đầu, diện tích được đưa vào khai thác rất nhỏ, chỉ đủ phục vụ khoảng vài chục người. Nhưng trong quá trình kinh doanh có hiệu quả, gia chủ đã mở rộng diện tích nhà hàng vườn lên gần 1.500m2. Kiến trúc tại đây không theo quy mô của một nhà hàng ăn uống thông thường như nhiều nơi mà được thiết kế trong một không gian ẩm thực đặc trưng. Vị trí ngồi ăn của nhà hàng vườn được chia thành 5 khu để đáp ứng sự lựa chọn của thực khách.

Các hoạt động chính tại Festival Nghề truyền thống 2011 (20/04)

Bên cạnh chương trình đặc sắc của đêm khai mạc và bế mạc, Festival chuyên đề Huế năm 2011 còn tổ chức nhiều không gian trưng bày, thao diễn và giới thiệu các món ăn truyền thống của các địa phương trong cả nước; đặc biệt là văn hóa ẩm thực xứ Huế. Đồng thời tổ chức trưng bày, giới thiệu cây kiểng, bonsai đặc sản của từng địa phương; trong đó tập trung tôn vinh chủ đề Huế - một không gian xanh, Thiền và cây cảnh. Ngoài ra, các hoạt động hưởng ứng cũng sẽ được tổ chức như hội thảo khoa học chuyên đề, triển lãm ảnh, hội thi nấu ăn, các chương trình biểu diễn văn nghệ, thời trang, quãng diễn đường phố, nghệ thuật sắp đặt...

Thừa Thiên Huế tiếp nhận tượng cô gái Việt Nam (18/04)

Nhà điêu khắc - họa sĩ Lê Thành Nhơn từng tham gia giảng dạy tại các Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế (từ 1970-1975), Trường Mỹ nghệ Thực hành Bình Dương, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn... Trong thời gian giảng dạy, ông vừa sáng tác vừa cho ra mắt nhiều tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu như: tượng Quan Thế Âm, tượng Phật Thích Ca, tượng Cô gái Việt Nam, tượng Phan Thanh Giản và nhiều tác phẩm khác. Với Huế, nơi ông đã từng sống, từng gắn bó, đây là cội nguồn hình thành nhiều tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao, đặc biệt là 2 tác phẩm tượng Quan Thế Âm hiện đang được dựng tại Trung tâm Liễu Quán thành phố Huế và tượng chân dung nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu hiện ở tại Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu, thành phố Huế. Và bây giờ, tác phẩm thứ 3 - tượng “Cô gái Việt Nam” tiếp tục hành trình về Cố đô Huế như tâm nguyện trước ông qua đời. Phát biểu tại biểu lễ tiếp nhận tượng, đồng chí Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhấn mạnh: Vinh dự đón nhận tượng “Cô gái Việt Nam” - một tác phẩm thể hiện ân tình sâu nặng của tác giả với Huế,

Tuyệt tác trang sức phụ nữ các dân tộc Việt Nam (18/04)

Dù ở miền đất nào, đồ trang sức là vật dụng làm đẹp không thể thiếu đối với người phụ nữ. Điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với các dân tộc anh em sinh sống ở Việt Nam. Tuy vậy, đối với phụ nữ các dân tộc Việt, đeo trang sức không thuần túy để làm đẹp mà còn hàm chứa nhiều thông điệp liên quan đến cuộc sống riêng tư như tình cảm, gia đình, thể hiện địa vị xã hội, sự giàu sang, cũng như có tác dụng cầu may, ngăn chặn tà ma, gió độc...

Festival Huế 2012 sẽ được tổ chức từ ngày 07/4 đến ngày 15/4/2012 (18/04)

Festival Huế 2012 là Festival lần thứ VII, là điểm nhấn của năm du lịch quốc gia 2012 do Thừa Thiên Huế đăng cai tổ chức nhằm mục tiêu thực hiện thắng lợi quyết định 143 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival của Việt Nam; đồng thời, khẳng định Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của Việt Nam theo kết luận 48 của Bộ Chính trị. Qua nghe trình bày của Trung tâm Festival Huế - cơ quan thường trực của Ban Tổ chức, Ban thường vụ Tỉnh ủy cơ bản thống nhất sẽ tiếp tục tổ chức festival Huế 2012 từ ngày 07/4 đến ngày 15/4/2012 với chủ đề 'Di sản văn hóa và hội nhập và phát triển - nơi gặp gỡ của các thành phố lịch sử". Tại festival Huế 2012, bên cạnh những chương trình, lễ hội truyền thống, có tính cộng đồng cao, sẽ tổ chức một lễ hội mới nhằm bảo tồn và phát huy có hiệu quả những giá trị di sản văn hóa Huế nhưng quy mô vừa phải, đảm bảo thiết thực.

Tết Lào trên đất Huế (14/04)

Theo các sử gia Lào, tổ tiên người Lào đến từ phía Nam Trung Quốc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ nên lấy ngày, tháng, năm theo Ấn Độ. Riêng Tết Lào là lấy theo người Mon-Phama và người Khmer. Người Ấn Độ coi trọng thời điểm ngày dài hơn đêm và gọi đó là Watthanasagn, có nghĩa là “nhiều bóng râm”. Khi đó mặt trời mọc ở phía bắc và bắt đầu mùa mưa, thuận lợi cho trồng trọt hơn các mùa khác trong năm.Giữa tháng 4, khi gió mùa tây-nam thổi, mưa mùa sắp rơi, bắt đầu năm mới thì  Tết cổ truyền Bun Pi May của Lào   bắt đầu với phong tục té nước cầu mong nước về, cho cuộc sống sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc. Theo truyền thống, cách đây hàng nghìn năm, mỗi khi Tết đến xuân về, người Lào lại tổ chức lễ hội té nước.

Phát hiện trống đồng hơn 2.000 năm tuổi ở Đắk Lắk (13/04)

Trống có chiều cao khoảng 50cm, đường kính mặt trống 66cm, giữa mặt trống được trang trí hình ngôi sao 12 cánh, phần còn lại trang trí bảy vành hoa văn đồng tâm, các vòng hoa văn trang trí chủ yếu các hoạ tiết như chim lạc, các đường thẳng song song, cuống rạ... Mặt trống hơi chờm ra ngoài, chân choãi, có bốn quai kẹp trên quai có trang trí hình thừng bệnh. Đặc biệt, khi khai quật, bên trong trống có một số mảnh xương cốt, một lưỡi giáo bằng sắt đã bị cong mũi, rĩ sắt, hai chiếc vòng đồng, trong vòng đồng vẫn còn xương cốt.

Tiềm năng vườn Huế (13/04)

Ngày nay, bên cạnh sự ồn ào, náo nhiệt của đời sống đô thị, nhiều không gian nhà vườn Huế xưa hiện còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa quí giá của vùng đất Cố đô như: An Hiên, vườn phủ công chúa Ngọc Sơn, vườn Kim Long... Vườn Huế khá phong phú với nhiều loại cây bản địa, có bố cục khá cân đối phù hợp với mục đích phong thủy của từng chủ nhân. Trong không gian này, các loại cây trái dù lớn hay nhỏ đều được trồng có mục đích và thể hiện triết lý sống của người Huế, mỗi lúc dạo thăm vườn là mỗi lúc con người có được những trải nghiệm thú vị. Lấy cảm hứng từ những ý niệm muốn trải lòng với thiên nhiên, chung sống hòa hợp với tự nhiên, cảnh quan của những ngôi nhà vườn Huế xưa vì thế mà cũng có những nét khu biệt: nhà thì thường xây theo kiểu nhà rường thấp ba gian hoặc năm gian; phía trước thường có những ao nước, lũy tre, khóm trúc...Trong vườn trồng khá nhiều loại cây hoa quả, thích hợp cho việc chế biến các món ăn.

Đỗ Nguyễn Lan Hà – Cô gái Huế mê điện ảnh (13/04)

Mới gặp Lan Hà, cô bạn sinh viên vừa tốt nghiệp học viện âm nhạc Huế, có lẽ mọi người sẽ không nhận ra đó là diễn viên đã từng đóng nhiều bộ phim điện ảnh nổi tiếng như “Đời cát” , “Trái tim bé bỏng” bởi Lan Hà trông rất bình dị, hiền lành , đúng chất con gái Huế.Với Lan Hà, điện ảnh là một sân chơi lạ , đầy hấp dẫn mang lại cho cô nhiều niềm vui. Lần đầu tiên bước chân vào thế giới điện ảnh cách đây đã 9 năm với bộ phim “Đời cát “ nổi tiếng của đạo diễn Thanh Vân, cô bé Lan Hà 12 tuổi đã dành được giải diễn viên phụ xuất sắc nhất.Và lần thứ hai đóng phim với vai chính trong bộ phim “Trái tim bé bỏng” của đạo diễn Thanh Vân , Lan Hà đã vượt qua rất nhiều diễn viên được đào tạo bài bản để trở thành cánh diều vàng của điện ảnh Việt Nam .“Trái tim bé bỏng “ có một cốt truyện rất đời, rất nước mắt đến nỗi khi đọc kịch bản Lan Hà đã khóc vì thương nhân vật chính là Mai. Cô gái  Mai trong “ Trái tim bé bỏng” từ làng biển quê nghèo ra tỉnh với mong ước kiếm được việc làm có tiền để giúp em ăn học, giúp bố mẹ. Nhưng rồi cô đã sa vào nhà chứa rồi bị nhiễm HIV/AIDS, sau đó trở về quê.

Long trọng dâng hương tưởng niệm Vua Hùng (13/04)

Tại Điện Kính Thiên trên Đền Thượng, thay mặt các thế hệ con cháu Lạc Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hoàng Dân Mạc, chủ tế, đã đọc chúc văn ca ngợi công đức của các vua Hùng, những người đã có công xây dựng nên nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Các đoàn đại biểu và người dân sau đó đã tham dự lễ dâng hoa trước phù điêu có hình tượng Bác Hồ đang nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong tại Đền Giếng. Tổng Bí Thư, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng cũng đã có buổi gặp gỡ với đông đảo bà con nhân dân về tham dự ngày giỗ Tổ.