Môi trường kinh doanh

Đến năm 2020: Phú Lộc trở thành đô thị hiện đại, sinh thái, công nghệ cao (25/11)

Phấn đấu mức tăng trưởng giá trị gia tăng sản xuất kinh doanh (VA-GDP) 19-21% thời kỳ 2011-2015 và 17-18% thời kỳ 2016-2020. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 dịch vụ chiếm 62%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28%, nông lâm ngư 10%; đến năm 2020, tỷ trọng tương ứng là 68,4% - 24,6% - 7,0%. Giá trị gia tăng bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2015 đạt 51,5 triệu đồng, năm 2020 đạt 136,8 triệu đồng/năm. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 19-20%/năm. Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2015 đạt 0,9%, năm 2020 duy trì ở mức 0,8%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 còn 4,85%, năm 2020 còn 2-3% (theo tiêu chí thời kỳ 2006-2010). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50 - 55% vào năm 2015 và 60 - 65% vào năm 2020. Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 2,4% năm 2020. Phấn đấu đạt phổ cập trung học phổ thông vào năm 2020. Giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 12% năm 2015 và 7% vào năm 2020.

Khi doanh nghiệp và trường nghề liên kết (24/11)

Tâm lý của nhiều học viên là đã cầm bằng nghề mà tự đi xin việc thì quả là khó khăn. Thế nên, tại các trường nghề, thắc mắc đầu tiên của người học khi đăng ký là có tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Việc này đòi hỏi các trường, trung tâm dạy nghề phải có sự phối hợp linh hoạt với doanh nghiệp, có sự hậu thuẫn của cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo chính sách dạy nghề, thực hành nghề phù hợp nhất với lao động. Khi doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề không những người lao động được hưởng lợi mà chính các doanh nghiệp, các trung tâm dạy nghề cũng được hưởng lợi. Tuy nhiên, thời gian của một khoá học chỉ là 3 tháng nên chỉ có thể dạy theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” chứ không thể đi vào dạy chi tiết được. Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, các trung tâm dạy nghề đào tạo kiến thức cơ  bản (2-3 tháng), sau đó các doanh nghiệp tổ chức cho lao động thực hành tay nghề. Việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp còn được thực hiện trên phương diện đưa học sinh về thực tập tại doanh nghiệp, sau khi tốt nghiệp họ có cơ hội về làm việc tại các đơn vị đó. Với những hợp tác “mật thiết” hơn, có một số doanh nghiệp đến tận trường để tuyển công nhân.

Các Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế (24/11)

Nhằm góp phần triển khai thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, trong đó phấn đấu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2015; được sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phối hợp đồng tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010.

Danh mục Dự án kêu gọi đầu tư tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế (24/11)

Chọn lọc từ danh mục dự án kêu gọi đầu tư đã được UBND Tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1617/QĐ-UBND ngày 9/9/2010

Hội đồng đấu giá đặc biệt thành phố Huế tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản trên đất (24/11)

1. Phường Tây Lộc:

- Khu nhà đất số 37 đường Trần Quốc Toản.

2. Phường Phú Hòa:

- Khu nhà đất 164 đường Phan Đăng Lưu.

- Khu nhà đất 210 đường Phan Đăng Lưu.

Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư (24/11)

Nhằm góp phần triển khai thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020; trong đó phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2015, hội nghị tập trung quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư của Thừa Thiên Huế với các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước, các cơ quan lãnh sự, phòng xúc tiến thương mại và đầu tư của các sứ quán, các hiệp hội DN trong và ngoài nước, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Vận động và kêu gọi các DN, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các DN ở TP Hồ Chí Minh, DN đầu tư trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận tìm hướng đầu tư mới để mở rộng sản xuất kinh doanh, khai thác thị trường lao động và thị trường tiêu thụ của Thừa Thiên Huế. Tạo điều kiện cho các DN trong và ngoài nước nói chung và các DN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo tỉnh để nắm bắt tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, giải đáp những thắc mắc và quan tâm trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư.

10 dự án du lịch trọng điểm kêu gọi đầu tư (23/11)

Tất cả villa hiện hữu nên được bảo tồn lại theo đúng phong cách thiết kế ban đầu của Pháp và cho các chủ nhân giàu có thuê-những người muốn thưởng thức khí hậu và những tầm nhìn đẹp ở đây. Những tiện ích này sẽ dành cung cấp cho một khu nghỉ mát 5 sao (200 phòng) ở trên đỉnh của Đồi Trực Thăng. Ở một vị trí được chọn ở những con dốc thấp hơn đối diện với đầm Cầu Hai, sẽ là một KS 5 sao với 500 phòng, phong cách truyền thống Huế, và một ngôi làng văn hóa và nghề thủ công, nhằm làm nơi thể hiện những tác phẩm tốt nhất về nghệ thuật và nghề thủ công truyền thống của Huế. Gần đó sẽ là 500 villa tiêu chuẩn siêu sang trọng. Một hệ thống xe địa hình chạy điện đặc biệt sẽ nối kết người sử dụng đến các villa này. Ở đâu đó sẽ là một trung tâm dịch vụ và thương mại mới cho đề án phát triển của ngọn đồi.

 

Những dự án và “khu đất vàng” kêu gọi đầu tư (22/11)

Ngày 26/11 này, Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, nhằm quảng bá và xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên: du lịch và dịch vụ; khu đô thị mới, khu công nghiệp (KCN); xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng KCN, khu công nghệ cao; kinh doanh bất động sản. Báo Thừa Thiên Huế giới thiệu các dự án (DA) chọn lọc từ danh mục DA kêu gọi đầu tư tại hội nghị này đã được UBND tỉnh phê duyệt và các “khu đất vàng” trong TP Huế. Tại Khu kinh tế (KKT) Chân Mây-Lăng Cô, có KCN, khu phi thuế quan: 1.000 ha; Xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Chân Mây: 500 ha; đầu tư xây dựng và mở rộng Cảng nước sâu Chân Mây: 370 ha; các DA dịch vụ logistics (kho ngoại quan, siêu thị, cửa hàng bán lẻ): khu phi thuế quan 300 ha đã được đầu tư hạ tầng; khu du lịch nghỉ dưỡng Hói Dừa: 100 ha. Được biết, 5 DA này do Ban Quản lý KKT Chân Mây-Lăng Cô phụ trách viết hồ sơ DA.

Hội đồng bán đấu giá đặc biệt của tỉnh tổ chức bán đấu giá quỹ đất phân lô tại các Khu quy hoạch (21/11)

Hội đồng bán đấu giá đặc biệt của tỉnh tổ chức bán đấu giá quỹ đất phân lô tại các Khu quy hoạch:

- Khu quy hoạch Xuân Phú.

- Khu quy hoạch Hương Sơ.

- Khu quy hoạch Thủy Vân.

- Khu nhà đất Kiệt 91 (số cũ 1/45) Phan Đình Phùng.

- Khu nhà đất số 06 (số 4 cũ) Phan Đăng Lưu.

Kính mời các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đến nộp đơn đăng ký tham gia đấu giá.

- Địa điểm nộp đơn đăng ký tham gia đấu giá: Sở Tài chính Thừa Thiên Huế

Địa chỉ: số 01 Đường Nguyễn Văn Huyên, thành phố Huế
 

Thông báo bán đấu giá cổ phần tại Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên Huế (21/11)

- Khai thác vật liệu xây dựng: đất, cát, sỏi, đất sét;

- Nuôi trồng thủy sản nội địa;

- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét

- Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải;

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, công trình đường bộ, công trình kỹ thuật dân dụng khác (thủy lợi; công nghiệp);

- Lắp đặt hệ thống điện; lắp đặt hệ thống cấp thoát nước;

- Hoạt động đo đạc bản đồ, thăm dò địa chất, nguồn nước

- Hoạt động đo đạc bản đồ, thăm dò địa chất, nguồn nước công trình xây dựng thủy lợi, giao thông, dân dụng, công nghiệp.
 

Thông báo bán đấu giá cổ phần tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xuất khẩu lao động Thừa Thiên Huế (20/11)

- Sản xuất sản phẩm cơ khí và cơ khí xây dựng;

- Lắp đặt điện công nghiệp, điện dân dụng và điện lạnh;

- Kinh doanh xăng dầu, gas;

- Kinh doanh vật liêu xây dựng; kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô;

- Đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;

- Đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu.
 

Thông báo bán đấu giá tại Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng Thừa Thiên Huế (20/11)

- Khảo sát, lập quy hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế các công trình: thủy lợi, thủy sản, giao thông, dân dụng, công trình hạ tầng nông nghiệp nông thôn, công trình thủy điện;
- Thẩm định các dự án đầu tư, hồ sơ khảo sát thiết kế các công trình.

- Tư vấn giám sát các công trình.

- Xây dựng các công trình: thủy lợi, thủy sản, giao thông, dân dụng, công trình hạ tầng cơ sở nông nghiệp nông thôn.
 

Thông báo bán đấu giá cổ phần tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Thừa Thiên Huế (20/11)

Kinh doanh sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo mở rộng và nâng cao kiến thức, giấy vở học sinh, văn phòng phẩm, văn hóa phẩm, hồ sơ sổ sách quản lý trường học, đồ dùng thiết bị văn phòng;

Sản xuất và cung ứng trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, các thiết bị kỹ thuật, phương tiện nghe nhìn, các phương tiện bảo quản, máy vi tính, phần mềm vi tính dạy học, sản phẩm điện tử, thiết bị dạy học đồ chơi mẫu giáo, đồ dùng dạy học;

Tư vấn và làm dịch vụ về công tác phát hành sách, thư viện và thiết bị trường học.

Thành lập Khu bảo vệ thuỷ sản Đập Tây - Chùa Ma trên phá Tam Giang (20/11)

Việc xây dựng Khu bảo vệ thuỷ sản dựa vào cộng đồng, nhằm mở rộng, phát triển mạng lưới các khu bảo vệ thủy sản trên toàn đầm phá, vùng nước nội địa Tam Giang - Cầu Hai, để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ bãi giống, bãi đẻ, nguồn lợi thủy sản. Nội dung bảo vệ trong khu vực Đập Tây – Chùa Ma: Nghiêm cấm hoàn toàn các hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và môi trường thuỷ sinh như khai thác thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản; xây dựng các công trình sản xuất (kể cả công trình nhà ở).Các h oạt động có điều kiện: Hoạt động khai thác thuỷ sản để nghiên cứu khoa học và hoạt động tiêu diệt thuỷ sản địch hoạ trong khu bảo vệ phải có giấy phép của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản theo quy định của pháp luật; Hoạt động giao thông thuỷ được phép qua lại vô hại nhưng không được dừng tàu thuyền lại trong khu bảo vệ; Hoạt động du lịch sinh thái được phép khi có sự tham gia và giám sát của cộng đồng ngư dân địa phương.

 

Thành lập Ban Hội nhập Kinh tế quốc tế Tỉnh Thừa Thiên Huế (18/11)

Tin từ Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết UBND Tỉnh TT Huế đã ban hành Quyết định số 2035/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Hội nhập kinh tế quốc tế (Ban HNKTQT) tỉnh Thừa Thiên Huế gồm có 18 đồng chí do đồng chí Phan Ngọc Thọ – PCT UBND tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí Lê Phước Hòa – PGĐ Sở Công Thương làm Phó Trưởng ban và các đồng chí lãnh đạo một số sở, ban ngành trong tỉnh là thành viên. Cơ quan thường trực Ban Hội nhập kinh tế quốc tế là Sở Công Thương; Văn phòng Ban Hội nhập kinh tế quốc tế đặt tại Văn phòng Sở Công Thương, có Bộ phận giúp việc chuyên trách do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Ban Hội nhập kinh tế quốc tế để giải quyết các công việc thường xuyên, hàng ngày và đột xuất; truyền đạt thông tin tới lãnh đạo và các thành viên trong Ban.

QĐ số 2241/QĐ-UBND V/v xếp hạng công ty hạng II cho Công ty TNHH NN1TV Lâm nghiệp Nam Hòa (17/11)

QĐ số 2241/QĐ-UBND V/v xếp hạng công ty hạng II cho Công ty TNHH NN1TV Lâm nghiệp Nam Hòa

Đẩy nhanh thực hiện lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước và bố trí vốn cho các dự án đã phê duyệt quyết toán (17/11)

Trong 10 tháng đầu năm năm 2010, Sở Tài chính, các huyện, thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và các chủ đầu tư, nhà thầu đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện lập, thẩm tra và phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho UBND tỉnh tập trung bố trí vốn cho các dự án đã được phê duyệt quyết toán góp phần từng bước lành mạnh hóa tài chính công và tháo gỡ khó khăn nhằm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp cho các nhà thầu tham gia vào đầu tư công trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu chưa quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng tồn đọng nhiều dự án hoàn thành chưa lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán.

Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định 63/2010/NĐ-CP và tăng cường việc thực hiện Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ (12/11)

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (gọi tắt là Nghị định 63/2010/NĐ-CP) và tiếp tục tăng cường việc thực hiện Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính (gọi tắt là Nghị định số 20/2008/NĐ-CP), ngày 10/11/2010, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 36/CT-UBND yêu cầu các Sở, ban ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế; UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

Tỉnh Thừa Thiên- Huế kêu gọi đầu tư giai đoạn 2011- 2015 (17/10)

Sau khi rà soát các dự án đầu tư trên địa bàn, UBND tỉnh TT- Huế đã ban hành nhiều quyết định thu hồi, hoặc điều chỉnh lại qui mô dự án, điển hình là thu hồi một số dự án khu du lịch tuyến Thủy Dương- Tự Đức giao về Sở Công thương xây dựng khu làng nghề, thu hồi 2 dự án thủy điện chậm triển khai…

Phân bổ vốn đầu tư phát triển cho 15 ngành, lĩnh vực (17/10)

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015. 15 ngành, lĩnh vực được sử dụng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015 gồm: nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp; giao thông vận tải; cấp nước và xử lý rác thải, nước thải; kho tàng; văn hóa; thể thao; thông tin và truyền thông; khoa học, công nghệ và công nghệ thông tin; giáo dục và đào tạo; y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm; xã hội; tài nguyên và môi trường; quản lý nhà nước; quốc phòng, an ninh.